TP.HCM: Nông nghiệp chuyển dịch đúng hướng, đời sống nông dân "lên hương"

Trần Đáng Thứ sáu, ngày 19/02/2021 16:37 PM (GMT+7)
Việc đẩy mạnh chuyển dịch sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị ở TP.HCM trong thời gian qua, đã giúp nhiều khu vực nông thôn phát triển vượt bậc, hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới.
Bình luận 0

Khó có thể hình dung, hơn chục năm trước, khu cầu Trắng – xóm Chài (xã Bình Hưng, Bình Chánh) là nơi trồng lúa, đời sống người dân vô cùng khó, từ ngày lấy đất lúa đào ao nuôi cá tra, đời sống bà con ở đã "lên hương".

"Lên hương"…

Hiện, tại khu cầu Trắng - xóm Chài, động lực từ những vụ cá tra đem lại tiền tỷ vẫn thúc người dân đào ao trên đất lúa để nuôi cá, khiến diện tích nuôi cá tra cứ tiếp tục tăng. Khu này hiện có khoảng 100ha ao với hàng chục hộ dân nuôi cá. Anh Nguyễn Văn Hồng, một nông dân đang có 23ha ao nuôi cá tra cho biết, mỗi ngày anh bán 5-6 tấn cá tra ra thị trường. 

 "Mặc dù giá cá tra thịt không bằng cùng thời điểm năm ngoái, nhưng nông dân nuôi cá tra ở đây vẫn có lời"-anh Hồng chia sẻ.

Tanien/ Khởi sắc đời sống làng quê Sài thành - Ảnh 1.

Nông dân khu cầu Trắng – xóm Chài (xã Bình Hưng, Bình Chánh) thu hoạch cá tra. Ảnh: Trần Đáng

Theo ông Nguyễn Công Sơn - Chủ tịch Hội ND xã Bình Hưng, sở dĩ có chuyện nông dân Sài thành nuôi cá tra không lỗ dù giá rớt thê thảm trong thời gian qua là bởi thức ăn cho cá tra là "cơm thừa, canh cặn" được lấy hoặc mua từ quán ăn, nhà hàng… Cá tra chỉ được cho ăn cám công nghiệp duy nhất trong tháng đầu tiên.

Mỗi năm làng cá tra này xuất ra thị trường hơn 2.000 tấn cá tra. Chất lượng cá tra ở đây được ngành nông nghiệp thành phố đánh giá là ngon và sạch hơn cá tra nuôi công nghiệp. Thành phố cũng đã công bố cá tra nuôi ở Bình Hưng là sản phẩm tiêu biểu của thành phố. 

Tại huyện Củ Chi, cũng trên những vùng đất lúa trước đây, giờ đã hình thành những làng rau công nghệ cao. Tuy mới thành lập từ năm 2018 với diện tích sản xuất khoảng 10ha, nhưng HTX Rau an toàn Hải Nông (xã Phước Vĩnh An) đang cho thấy sức phát triển tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao...

Giảm dần đất lúa

Theo Sở NNPTNT thành phố, trong vài năm trở lại đây, tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa trên địa bàn thành phố diễn ra rất nhanh, đồng nghĩa với việc đất nông nghiệp đang bị thu hẹp dần, trong đó có đất trồng lúa.

Theo đó, diện tích đất trồng lúa năm 2015 trên địa bàn là 18.675ha, đến năm 2020 còn 3.000ha. Bởi tính bình quân trên 1ha, hoa cây cảnh đem lại lợi nhuận cao nhất 1,427 tỷ đồng/ha, cá cảnh đạt 485 triệu đồng/ha, thấp nhất là sản xuất lúa đạt 59 triệu đồng/ha. Trong sản xuất lúa, nếu độc canh cây lúa chỉ đạt 17 triệu đồng/ha. Như vậy, sản xuất lúa mang lại giá trị thấp nhất trong các loại hình sản xuất.

Lãnh đạo xã Phước Vĩnh An cho biết, xã đã hình thành vùng chuyên canh sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi chất lượng cao, phát triển ngành nghề nông thôn. Với việc chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn bằng những mô hình nông nghiệp hiệu quả đã giúp thu nhập bình quân đầu người trong năm 2020 đạt 63 triệu đồng, số hộ nghèo giảm còn dưới 1%. 


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem