Thứ sáu, 26/04/2024

Trái cây Việt được mùa tiếp cận thị trường thế giới

26/11/2022 7:30 AM (GMT+7)

Năm 2022 được coi là năm thắng lợi nhất từ trước đến nay với nhiều mặt hàng nông sản có nguồn gốc thực vật của Việt Nam được phép tiếp cận đến các thị trường thế giới.

Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) tổ chức buổi họp báo công bố việc hoàn thành mở cửa thị trường Nhật Bản cho nhãn, thị trường Trung Quốc cho khoai lang và thị trường Newzealand cho chanh, bưởi của Việt Nam.

"Năm thắng lợi nhất"

Theo Cục Bảo vệ thực vật, năm 2022 có thể được coi là năm thắng lợi nhất từ trước đến nay với nhiều mặt hàng nông sản có nguồn gốc thực vật của Việt Nam được phép tiếp cận đến các thị trường thế giới.

Trước tiên là sản phẩm chanh leo của Việt Nam được nhập khẩu vào Trung Quốc với các quy định tạm thời. Tiếp đến, sầu riêng và chuối của Việt Nam được phép nhập khẩu vào Trung Quốc thông qua ký kết nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật giữa hai nước.

Mới đây, hai bên đã ký kết nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với khoai lang của Việt Nam nhập khẩu vào Trung Quốc. Ngày 22/11, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã công bố trên website của mình về yêu cầu kiểm dịch này. 

Trái cây Việt được mùa tiếp cận thị trường thế giới - Ảnh 1.

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu nông sản quan trọng của Việt Nam. (Ảnh: Thạch Thảo)

Không chỉ thị trường Trung Quốc, quả chanh và bưởi của Việt Nam cũng được phép nhập khẩu vào thị trường New Zealand sau khi điều kiện nhập khẩu được hai bên ký kết vào ngày 15/11. Mới đây, Bộ Nông - Lâm - Ngư nghiệp Nhật Bản (MAFF) cũng công bố trên trang web của Chính phủ cho phép nhãn tươi của Việt Nam được phép nhập khẩu vào Nhật Bản ngày 18/11.

Chia sẻ quá trình đàm phán các loại trái cây kể trên, ông Nguyễn Quang Hiếu, Trưởng phòng Hợp tác quốc tế và Truyền thông (Cục Bảo vệ thực vật) nhấn mạnh: “Tất cả đều đàm phán rất dài”.

Chẳng hạn, với chanh và bưởi xuất khẩu vào New Zealand, mất gần 3 năm từ ngày nộp hồ sơ kỹ thuật. Còn với nhãn, Cục Bảo vệ thực vật nộp hồ sơ kỹ thuật từ năm 2016 nhưng đến tháng 11/2022 mới hoàn tất các thủ tục theo quy định để xuất khẩu vào Nhật Bản. Thậm chí, khoai lang xuất khẩu sang Trung Quốc, mất đến 10 năm.

Giữ được càng khó hơn

Việc đàm phán để xuất khẩu chính ngạch trái cây sang các nước đã khó, giữ được càng khó hơn. Các sản phẩm phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu của nước nhập khẩu về kiểm dịch thực vật và an toàn vệ sinh. Trong đó, đặc biệt quan trọng là sản phẩm trồng phải truy xuất được nguồn gốc, từ quản lý giám sát vùng trồng với các sản phẩm đầu vào, đầu ra; quản lý cơ sở đóng gói.

Với khoai lang xuất sang Trung Quốc, ông Nguyễn Quang Hiếu thông tin: Nếu phát hiện trường hợp không tuân thủ các yêu cầu kiểm dịch động thực vật nhập khẩu khác của Trung Quốc, lô hàng khoai lang sẽ bị xử lý theo luật và quy định liên quan.

Các cơ quan của Việt Nam và Trung Quốc sẽ thực hiện kiểm tra ngẫu nhiên các vùng trồng và cơ sở đóng gói sau khi bắt đầu xuất khẩu (kiểm tra hàng tuần hoặc hàng năm). Nếu phát hiện vi phạm nhiều lần, Trung Quốc có thể có các biện pháp tạm dừng xuất khẩu.

Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, cho rằng: Việc ký kết các nghị định thư để xuất khẩu chính ngạch nông sản sẽ tạo điều kiện pháp lý rõ ràng minh bạch, cũng là tạo động lực cho nông dân Việt Nam làm ăn chuyên nghiệp hơn, bài bản hơn và quy mô lớn hơn.

Người dân, doanh nghiệp cũng có ý thức kiểm soát sinh vật gây hại, không làm ảnh hưởng môi trường, chất lượng sản phẩm tăng lên, giá cả tăng lên.

“Sầu riêng giá tăng gấp 3 khi có nghị định thư, tạo thêm thu nhập cho người dân”, ông Trung chia sẻ.

Đề cập đến việc “hậu kiểm”, lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật cho biết sẽ cố gắng ngăn chặn việc giả mạo, mượn mã số trái phép, phối hợp với cơ quan công an địa phương làm rõ các hành vi “cò mã số”. “Các biện pháp chúng tôi đã làm để mã số của chủ sở hữu phải được bảo vệ. Khi được bảo vệ, họ mới chăm chút mã số đó”, đại diện Cục Bảo vệ thực vật cho hay.

Theo VOV

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Hãng sữa hàng đầu Việt Nam đang trong chu kỳ tăng trưởng mới

Hãng sữa hàng đầu Việt Nam đang trong chu kỳ tăng trưởng mới

Bà Mai Kiều Liên khẳng định: "Vinamilk đang trong thời điểm lý tưởng để thay đổi và tạo ra một chu kỳ tăng trưởng mới, vượt qua các thách thức trước mắt và nắm bắt các cơ hội tăng trưởng một cách hiệu quả nhất".

Doanh số 5 ông lớn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh, ngành làm đẹp hốt bạc

Doanh số 5 ông lớn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh, ngành làm đẹp hốt bạc

Doanh thu bán lẻ trên 5 sàn Thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Tiktok Shop cán mốc 71,2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 78,69% so với Q1/ 2023, chưa bao gồm doanh thu từ các phiên livestream.

Bán lẻ hiện đại TP.HCM tiếp tục "quyến rũ"

Bán lẻ hiện đại TP.HCM tiếp tục "quyến rũ"

TP.HCM, đầu tàu kinh tế của khu vực phía Nam, vẫn là thỏi nam châm cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực bán lẻ. Các kênh hiện đại như chuỗi bán lẻ và trung tâm mua sắm ghi nhận nhiều địa chỉ mới.

Những con số từ Singapore làm ấm lòng giới xuất khẩu gạo Việt Nam

Những con số từ Singapore làm ấm lòng giới xuất khẩu gạo Việt Nam

Việt Nam lần đầu tiên trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore, chiếm 32.03% thị phần trong quý 1 năm nay, vượt qua kim ngạch của gạo Ấn Độ và Thái Lan.

Walmart và loạt đại gia bán lẻ ở Mexico, Venezuela đến Việt Nam săn hàng Việt

Walmart và loạt đại gia bán lẻ ở Mexico, Venezuela đến Việt Nam săn hàng Việt

Một loạt nhà bán lẻ hàng đầu khu vực Mỹ la tinh cho biết sẽ đến Việt Nam tìm nhà cung cấp thuộc nhiều ngành hàng như thực phẩm, quần áo, giày dép, đồ điện gia dụng…

Thêm nhiều vé máy bay giá mềm dịp cao điểm 30-4

Thêm nhiều vé máy bay giá mềm dịp cao điểm 30-4

Chỉ còn 1 tuần nữa đến kỳ nghỉ 5 ngày từ 27-4 đến 1-5, giá vé máy bay từ Hà Nội/TP HCM tới các điểm du lịch nhiều chặng bay gần cạn vé, song có một số đường bay đã được bổ sung nhiều chuyến bay đêm, tăng cung nhiều vé giá mềm