Trump tiếp tục đe dọa trừng phạt thuế quan khi thăng dư thương mại EU - Mỹ lên kỷ lục

18/02/2020 09:23 GMT+7
Thặng dư thương mại của Châu Âu với Mỹ đạt mức kỉ lục vào năm 2019, trong bối cảnh đe dọa mới từ Tổng thống Trump nhằm đánh thuế vào các sản phẩm của EU nếu khối này không chấp nhận thỏa thuận mới. Thặng dư thương mại với Mỹ đạt mức 152,6 tỷ EUR năm ngoái, tăng 11% so với năm 2018.
Trump tiếp tục đe dọa trừng phạt thuế quan khi thăng dư thương mại EU - Mỹ lên kỷ lục - Ảnh 1.

Sau xung đột thương mại với Trung Quốc, Mỹ bắt đầu gây áp lực lên EU

Tổng thống Mỹ lên tiếng chỉ trích con số thặng dư thương mại của EU, ông này tuyên bố sẽ tập trung vào các cuộc đàm phán thương mại với Châu Âu sau thỏa thuận gần đây với Trung Quốc. Ông Trump muốn đạt được thỏa thuận với Châu Âu trước kì bầu cử tổng thống vào tháng 11 và đe dọa đánh thuế mạnh vào sản phẩm của Châu Âu nếu các cuộc đàm phán thất bại.

Theo ông Trump, Mỹ phải chịu thâm hụt lớn khi hợp tác với Châu Âu do những rào cản thương mại từ khối này. Các cuộc đàm phán thương mại đạt được tiến bộ không đáng kể do có nhiều bất đồng, hầu hết do Mỹ cho rằng EU nên mở rộng thị trường nông nghiệp khổng lồ với các doanh nghiệp Mỹ.

Cơ quan số liệu thống kê EU hồi tuần trước tuyên bố rằng 27 thành viên của EU đã nhập khẩu 231,7 tỷ EUR giá trị hàng hóa từ Mỹ năm ngoái, tăng 8,6% so với năm 2018. Sản lượng xuất khẩu đến Mỹ tăng 9,5% lên đến 384,4 tỷ EUR. Các sản phẩm bị ông Trump đe dọa đánh thuế bao gồm xe hơi.

Theo Rabobank, thuế nhập khẩu xe hơi tăng ở Mỹ có thể giáng đòn xuống nền kinh tế Đức, do đây là nước sản xuất xe hơi lớn nhất Châu Âu. Điều này có thể khiến Đức rơi vào tình thế khó khăn. Số liệu công bố cho thấy nền kinh tế nước này chững lại vào cuối năm ngoái, do nhà máy điện xuất khẩu gặp khó khăn từ thương mại toàn cầu, sự bất ổn định trong công nghiệp ô tô và tăng trưởng chậm ở Trung Quốc.

Nền kinh tế nước này tăng chậm nhất kể từ 6 năm do giảm xuất khẩu vào thị trường Anh và doanh số giảm với người tiêu dùng Trung Quốc. Đức đang đối mặt với nguy cơ suy thoái trong hơn 1 năm trở lại đây. Điều này tác động đến toàn bộ Châu Âu, đặc biệt biến động vào tháng 9 ở Ngân hàng Trung tâm Châu Âu. Bên cạnh đó, Pháp và Italy cũng không có tín hiệu khả quan. 

Theo chuyên gia kinh tế, tỷ lệ tăng trưởng nhanh hơn ở Mỹ là lý do khiến Mỹ chịu nhiều tổn thất thương mại hơn so với Châu Âu. Trong khi Mỹ phàn nàn về việc EU bảo vệ nông dân và những rào cản khác liên quan đến thương mại, chính phủ Trump cũng đồng thời cảnh báo EU rằng giảm thuế là cách duy nhất thúc đẩy tăng trưởng.

Vân Anh
Cùng chuyên mục