Trung Quốc bật đèn xanh cho Alibaba, Tencent

Huỳnh Dũng Thứ tư, ngày 04/05/2022 16:15 PM (GMT+7)
Được cảnh báo về sự chậm lại của lĩnh vực công nghệ và internet, Trung Quốc hiện đang có kế hoạch thay đổi chính sách hơn nữa để kiểm soát những gã khổng lồ công nghệ trong nước như Alibaba và Tencent, khi quốc gia này chiến đấu với Chính sách zero COVID-19.
Bình luận 0

Báo động trước sự chậm lại của lĩnh vực công nghệ và internet, Chính phủ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự định thay đổi các chính sách liên quan đến quyền kiểm soát của họ đối với các công ty công nghệ lớn của nước này như Alibaba Group và Tencent Holdings, làm dấy lên hy vọng rằng Bắc Kinh sẽ dừng cuộc đàn áp quy định sâu rộng đối với lĩnh vực công nghệ, và trao cho các nền tảng internet những vai trò lớn hơn để hỗ trợ nền kinh tế ốm yếu theo các nguồn tin thân cận với chính phủ. Động thái này rõ ràng là nhằm phục hồi lĩnh vực internet và nâng đỡ nền kinh tế Trung Quốc, vốn đang mất đà trong bối cảnh Nga tấn công Ukraine và Chính sách zero COVID-19 của nước này.

Bắc Kinh tìm cách thúc đẩy lĩnh vực trực tuyến trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng chậm lại. Ảnh: @AFP.

Bắc Kinh tìm cách thúc đẩy lĩnh vực trực tuyến trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng chậm lại. Ảnh: @AFP.

Tại một cuộc họp mới nhất, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã xác nhận một chính sách thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động kinh tế do các công ty internet lớn quản lý. Các nguồn tin cho biết, chính phủ sẽ hoàn thành công việc chuyên môn về việc tăng cường các quy định nhắm mục tiêu đến những BigTech đang trên tăng trưởng và đưa ra các biện pháp hỗ trợ cụ thể cho sự tăng trưởng lành mạnh. Trong cuộc họp, ông Tập chủ trì cho biết sẽ tăng cường hỗ trợ chính sách cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, bao gồm cái gọi là "nền kinh tế nền tảng", thúc đẩy các nhà đầu tư hy vọng rằng điều tồi tệ nhất có thể sẽ qua đối với một nền kinh tế lớn chưa từng có – đó là cuộc đàn áp mạnh mẽ bắt đầu vào cuối năm 2020.


Sự lạc quan cũng được thúc đẩy bởi các báo cáo cho rằng, các nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc sẽ tổ chức một hội nghị chuyên đề vào tháng 5 này với một số công ty internet, dự kiến sẽ do ông Tập chủ trì, theo hai người quen thuộc với vấn đề này chia sẻ. Một nguồn tin cho biết gã khổng lồ giao đồ ăn Meituan cũng nằm trong số những công ty được mời.

Quyết định của Trung Quốc cho thấy lãnh đạo ông Tập hiện nhận ra rằng, mặc dù cuộc đàn áp của họ đối với các công ty internet lớn kể từ năm 2020 đã mang lại kết quả, nhưng trọng tâm có thể sẽ chuyển sang thúc đẩy nền kinh tế trong nước đang giảm tốc thông qua tiếp thêm sức mạnh cho các công ty internet lớn.

Các nhà quản lý Bắc Kinh có kế hoạch tổ chức một cuộc họp trong thời gian ngắn để phản ứng với lập trường mới của chính phủ. Họ cũng sẽ tổ chức một cuộc tập hợp các giám đốc điều hành của những gã khổng lồ internet trong tháng 5 này. Tại buổi họp mặt, các nhà quản lý có thể sẽ trình bày chính sách mới với các giám đốc điều hành và yêu cầu họ hợp tác trong nỗ lực thúc đẩy tiêu dùng trong nước.

Kevin Carter, Giám đốc điều hành của EMQQ Global cho biết: "Chính phủ Trung Quốc, cũng giống như Hoa Kỳ và các chính phủ khác đang dần cố gắng bắt kịp trong việc điều chỉnh một lĩnh vực công nghệ đã phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc trong thập kỷ qua. Ông nói: "Cuộc họp này có thể báo hiệu rằng chính phủ cảm thấy họ đã bắt kịp". Trước một loạt các bản tin về việc thay đổi chính sách quản lý, giá cổ phiếu của Alibaba và Tencent đã tăng hơn 10% vào hôm 3/5.

Trung Quốc thay đổi chính sách thắt chặt dây cương để kiềm chế Big Tech trong nước. Ảnh: @AFP.

Trung Quốc thay đổi chính sách thắt chặt dây cương để kiềm chế Big Tech trong nước. Ảnh: @AFP.

Được biết, sự kiểm soát của chính phủ đối với các công ty internet hàng đầu bắt đầu vào tháng 11 năm 2020 với việc hoãn ra mắt thị trường chứng khoán của Ant Group, công ty con tài chính của Alibaba. Với việc các nhà chức trách tài chính chỉ ra vấn đề "quản trị công ty không ổn định" của Ant, chính phủ Tập đã nhìn chằm chằm vào công ty đang mở rộng sự hiện diện của mình trên các thị trường tài chính.

Vào tháng 4 năm 2021, các nhà chức trách đã áp dụng mức phạt cao nhất từ trước đến nay đối với Alibaba, cho rằng đơn vị mua sắm trực tuyến của họ đã vi phạm luật chống độc quyền. Các nhà chức trách cũng đưa ra luật mới nhằm thắt chặt dây cương trong lĩnh vực internet, kìm hãm Tencent và Meituan cũng như Alibaba. DiDi, một nhà cung cấp dịch vụ gọi xe, đã bắt đầu làm thủ tục hủy niêm yết khỏi Sở giao dịch chứng khoán New York theo hướng dẫn của nhà chức trách Trung Quốc.

Bắc Kinh đã tìm cách kiềm chế một loạt các ngành công nghiệp như một phần của nỗ lực ngăn chặn các hành vi vi phạm các quy định chống độc quyền và các quy tắc về quyền riêng tư dữ liệu, cũng như thu hẹp khoảng cách giàu nghèo đang gia tăng đe dọa tính hợp pháp của động lực "thịnh vượng chung".

Quan điểm đồng thuận ở Hoa Kỳ là Trung Quốc đang tự bắn vào chân mình bằng cách đàn áp các công ty công nghệ lớn nhất của họ. Từ sự biến mất của Jack Ma, người sáng lập tập đoàn bán lẻ khổng lồ Alibaba, đến việc các khoản phạt và quy định ngày càng leo thang nhắm vào những công ty tung hoành trên mạng xã hội Tencent và ByteDance, các chuyên gia cho rằng không có công ty nào an toàn trước cơn thịnh nộ của Tập Cận Bình.

Nhưng xem xét kỹ hơn các chính sách được ban hành và các công ty được nhắm mục tiêu trong cuộc đàn áp cho thấy rằng, các biện pháp này có thể thúc đẩy lợi ích của Trung Quốc cũng như của ông Tập.

Các quy định gần đây của Trung Quốc về bảo vệ dữ liệu, an ninh mạng và các hoạt động chống cạnh tranh mang lại lợi ích cho người tiêu dùng và tạo lợi thế cho các công ty trong nước bằng cách giảm bớt sự cạnh tranh từ các công ty nước ngoài không tuân thủ. Giảm đầu tư vào tiền điện tử và EdTech chuyển hướng vốn sang sản xuất bộ vi xử lý. Các quy tắc chống độc quyền khiến thị trường Trung Quốc khó thống trị hơn đối với các gã khổng lồ công nghệ, buộc họ phải mở rộng dấu chân của mình ra nước ngoài. Mặc dù các chính sách này được thực hiện một cách ngẫu nhiên, nhưng ý kiến cho rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới đang tự thiêu mà không có lý do chính đáng khiến dư luận hoài nghi.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư đã chỉ trích việc Trung Quốc thực thi quá mức các quy tắc như vậy đối với một số công ty nhất định. Các công ty như gã khổng lồ giao hàng thực phẩm Meituan có thể không bao giờ phục hồi hoàn toàn sau khi các hành động thực thi pháp lý khiến họ mất hơn một nửa giá trị trong một năm. Bắc Kinh đã đặt mục tiêu tăng trưởng 5,5% trong năm nay, mà các nhà kinh tế tư nhân cho rằng sẽ khó đạt được nếu không có sự hỗ trợ đáng kể, khi Chính sách zero COVID-19 và các biện pháp hạn chế nặng nề khác để chống lại đại dịch đang gây ra sự tàn phá cho các doanh nghiệp và chuỗi cung ứng.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem