Trung Quốc đột nhiên mua nhiều trái cây của Việt Nam, loại quả nào được mua nhiều nhất?

Khánh Nguyên Thứ sáu, ngày 12/03/2021 10:03 AM (GMT+7)
Theo thống kê, xuất khẩu rau quả 2 tháng đầu năm 2021 đạt được con số ấn tượng, 610 triệu USD, trong đó, Trung Quốc đứng thứ nhất về thị trường nhập khẩu rau quả của Việt Nam với 59,1% thị phần.
Bình luận 0

Xuất khẩu rau quả tăng tốc ngay đầu năm 2021 nhờ Trung Quốc mua nhiều 

Theo thống kê của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT), xuất khẩu rau quả tháng 2/2021 ước đạt 300 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu rau quả 2 tháng đầu năm 2021 đạt 610 triệu USD, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2020. 

Chỉ tính trong tháng 1/2021, Trung Quốc đứng vị trí thứ nhất về thị trường xuất  khẩu rau quả của Việt Nam với 59,1% thị phần, đạt 182,9 triệu USD, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2020. 

Việc Trung Quốc tăng cường nhập khẩu trái cây từ Việt Nam nhằm phục vụ cho lễ hội mùa Xuân là tín hiệu khả quan đối với ngành hàng rau quả của nước ta.

Tại cửa khẩu Bằng Tường - cảng thương mại trái cây trên đất liền lớn nhất của Trung Quốc, hoạt động xuất khẩu các mặt hàng trái cây như thanh long, mít, dưa hấu, xoài và nhiều loại trái cây khác của Việt Nam diễn ra khá sôi động, trong đó, thanh long là loại trái cây được thu mua khá nhiều.

Sau khi được khử trùng nghiêm ngặt và thực hiện các biện pháp khác về phòng chống dịch Covid-19, các xe chở trái cây được đưa vào khu giám sát hải quan để kiểm tra.

Trái cây sau đó sẽ được chuyển từ chợ trái cây Bằng Tường đến Quảng Châu và Chiết Giang, sau đó được chuyển đi khắp đất nước. Bên cạnh đó, trái cây Việt Nam được đưa vào các trung tâm mua sắm của Trung Quốc càng nhanh càng tốt để sớm đến tay người tiêu dùng.

Trung Quốc đột nhiên mua nhiều trái cây của Việt Nam, loại quả nào được mua nhiều nhất? - Ảnh 1.

Xuất khẩu rau quả 2 tháng đầu năm 2021 tăng tốc, ghi nhận tăng mạnh ở thị trường Trung Quốc, Mỹ. Ảnh: I.T

Giá trái cây ít biến động do xuất khẩu rau quả khởi sắc

Ở trong nước, mặc dù thời điểm tháng 2 rơi vào dịp Tết Nguyên đán nhưng thị trường rau quả ít biến động so với các thời điểm trùng dịp Tết trước đây. 

Giá một số loại rau quả tăng giảm nhẹ so với tháng trước dó, nhưng nhìn chung vẫn ở mức thấp so với cùng kỳ năm trước. 

Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn cung dồi dào, nhưng tiêu thụ khó khăn trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tái bùng phát trong nước. 

 Đối với mặt hàng trái cây, tại các tỉnh phía Nam, giá bán lẻ một số loại trái cây giảm nhẹ so với tháng 1/2021. Cụ thể, giá sầu riêng giảm 10.000 đồng/kg còn 80.000 – 85.000 đồng/kg; xoài cát chu ở mức 15.000 - 25.000 đồng/kg, giảm 5.000 đồng/kg; dưa hấu giảm nhẹ 3.000 đồng/kg, còn 15.000 – 20.000 đồng/kg. 

Tại các tỉnh phía Bắc, giá bán lẻ một số loại trái cây tăng nhe trong dịp Tết, nhưng đến cuối tháng 2/2021, giá trái cây đã quay về mức giá tháng trước và vẫn thấp hơn so với cùng kỳ 2020;

Riêng giá một số loại trái cây từ miền Nam thì tăng nhẹ như: thanh long tăng 5.000 đồng/kg, xoài tăng 5.000 đồng/kg, dưa hấu tăng 2.000 đồng/kg. 

Đối với mặt hàng rau, giá rau tại các tỉnh thành trên cả nước giảm mạnh so với tháng 1/2021 do thời tiết thuận lợi, nguồn cung dồi dào, cộng với ảnh hưởng của dịch bệnh Covid -19 làm tiêu thụ khó khăn hơn. 

Trung Quốc đột nhiên mua nhiều trái cây của Việt Nam, loại quả nào được mua nhiều nhất? - Ảnh 2.

Đẩy mạnh chế biến sâu, xuất khẩu rau quả sẽ có thêm nhiều dư địa phát triển.

Xuất khẩu rau quả năm 2021 sẽ khả quan

Với tín hiệu khả quan từ đầu năm 2021, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản kỳ vọng xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam se có một năm khởi sắc, bất chấp đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp.

Trong đó, thị trường chanh thế giới năm 2020/21 dự báo sẽ tiếp tục chịu tác động bởi dịch Covid-19. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo tiêu thụ và xuất khẩu chanh thế giới niên vụ 2020/21 tăng do nhu cầu mạnh. 

Trong khi đó, sản lượng chanh toàn cầu năm 2020/21 được USDA dự báo giảm nhẹ xuống 8,3 triệu tấn do sản lượng ở Argentina và Mỹ giảm, mặc dù sản lượng của Liên minh Châu Âu và Mexico tăng.  

Đầu năm 2021, ngành hàng rau quả của Việt Nam đã đẩy mạnh xuất khẩu sang nhiều thị trường tiềm năng lớn khác, như: Ai Cập, Côoet, Ukraina, Senegal...

 Đây kỳ vong sẽ là những thị trường giúp ngành hàng rau quả Việt Nam nâng cao giá trị xuất khẩu trong năm 2021 và những năm tiếp theo. 

Ngoài ra, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKFTA) hứa hẹn tạo ra động lực mới cho hợp tác kinh tế - thương mại trong thời gian tới. 

Khi Hiệp định có hiệu lực, hơn 94% trong tổng số 547 dòng thuế rau quả và các chế phẩm từ rau quả có mức thuế suất 0%.  

"Nhiều sản phẩm là thế mạnh của Việt Nam như vải, nhãn, chôm chôm, thanh long, dứa, dưa… sẽ có thêm lợi thế tiếp cận thị trường trong bối cảnh các loại hoa quả nhiệt đới xuất xứ từ các quốc gia cạnh tranh như Brazil, Thái Lan, Malaysia… đều chưa có FTA với Anh Quốc" - Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản nhận định.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem