Trung Quốc sụt giảm tăng trưởng, Đông Nam Á chịu ảnh hưởng
Sự sụt giảm
Thị trường chứng khoán toàn cầu vào tháng 8/2019 giảm mạnh khi đồng Nhân dân tệ Trung Quốc (RMB) rơi xuống mức thấp chưa từng có kể từ năm 2008 (theo đó 1 đô la Mỹ ứng với 7 Nhân dân tệ)
Tiền tệ được coi là chỉ báo tiền đề của sức mạnh kinh tế, sự dao động xuất hiện khi Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) dự đoán rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng với tốc độ giảm dần từ 6,2% xuống 7,1% vào năm ngoái.
Gần đây, Viện Chiến lược Quốc gia về Tài chính và Phát triển Trung Quốc, dự đoán nền kinh té nước này sẽ giảm xuống mức tang trưởng 5.8% vào năm 2020, thậm chí thấp hơn mức dự đoán ban đầu và là mức thấp nhất trong vòng 30 năm trở lại đây. Đây là tổ chức trung ương đầu tiên đưa ra con số thấp hơn 6,0%, vốn được coi là mức rất thấp nếu so với mức tang trưởng thực tế 7,8% vào năm 2017.
Ngày 13/8/2019, mức tăng trưởng sản xuất công nghiệp Trung Quốc giảm từ 6,3% xuống còn 4,8%, là mức thấp nhất kể từ đầu năm, theo The Trivium Tip Sheet, theo công ty nghiên cứu thị trường và chính trị có trụ sở ở Bắc Kinh và London. Cũng theo Trivium, đây là mức thấp nhất trong cả thập kỉ.
Về thị trường bán lẻ, mức tăng trưởng ở Trung Quốc sụt giảm từ 9,8% (7/2019) xuống còn 7,6% trong khi mức tăng trưởng đầu tư tài sản cố định giảm từ 6,3% xuống còn 5,1%.
Trong khi nhiều tổ chức -bao gồm IMF- nhanh chóng nhận định trận chiến thương mại giữa Mĩ và Trung Quốc là chất xúc tác chính cho sự đi xuống này, nhiều nhà kinh tế học nói rằng quan điểm này đã bỏ qua những vấn đề ẩn sâu trong nền kinh tế nội địa Trung Quốc vốn đã tồn tại trong hàng năm, thậm chí hàng thập kỉ, bao gồm thiếu lao động, sản xuất nhà máy đình trệ, và món nợ ước tính 2 ngàn tỉ đô la, vốn không thể được giải quyết chỉ bằng thỏa thuận thương mại với Mỹ.
Nền kinh tế đi xuống của Trung Quốc được dự đoán có ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ khu vực, vốn đã và đang xảy ra ở Đông Nam Á và buộc các quốc gia như Thái Lan tăng mức lãi suất. Singapore cũng đã bắt đầu chứng kiến kinh tế giảm sút.
Với các quốc gia có nền kinh tế phụ thuộc nặng nề vào vốn đầu tư Trung Quốc như Campuchia, hệ quả từ sụt giảm tăng trưởng kinh tế Trung Quốc có thể sẽ là vấn đề lớn, bởi sự nở rộ các công trình xây dựng ở quốc gia này đều xuất phát từ vốn đầu tư Trung Quốc.
Mức tăng trưởng kinh tế của Campuchia giảm từ 7,1% xuống còn 6,5%, theo báo cáo vào tháng 7/2019 của chính phủ nước này, với kế hoạch chuẩn bị chi tiết bản nháp luật tài chính vào năm 2020.
Bảo báo cáo chỉ ra rằng biến động tăng mạnh và thử thách từ nền kinh tế toàn cầu đang đặt nền kinh tế nước này vào tình thế nguy hiểm. Cũng theo đó, những yếu tố ảnh hưởng đến sự sụt giảm tăng trưởng kinh tế bao gồm sự sụt giảm kinh tế Trung Quốc và ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung.
Vấn đề lâu dài
“Tuổi thọ trung bình ngày càng tăng cao, tỉ lệ sinh ở mức thấp, sự thắt chặt Mức Dự trữ Quốc gia và nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm là sự cộng hưởng tác động đến nền kinh tế Trung Quốc,” theo Christopher Balding, giáo sư kinh tế đại học Fulbright University (Vietnam).
Balding cho rằng sự sụt giảm kinh tế Trung Quốc đã bắt đầu từ năm 2018 khi nước này chứng kiến mức tăng trưởng thấp nhất trong gần ba thập kỉ. Mức lương chững lại và nhà máy không có quá nhiều việc.
“Trong quá khứ, Trung Quốc hưởng lợi từ lực lượng lao động dồi dào cùng với việc lao động trẻ tuổi thường làm việc có năng suất hơn, điều này khiến GDP tăng trưởng đáng kể. Nhưng từ năm 2012, tỉ lệ lao động trẻ tuổi bắt đầu sụt giảm, hệ quả không tránh khỏi từ chính sách một con (từ năm 1979). Nền kinh tế Trung Quốc đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ yếu tố này,” Balding cho rằng nếu các vấn đề của Trung Quốc tiếp tục phát triển, điều này có thể sẽ khiến các quốc gia Đông Nam Á phải đương đầu với những hệ quả nghiêm trọng.
Theo Panos Mourdoukoutas, giáo sư và Trưởng Khoa Kinh tế đại học Long Island (New York), các vấn đề như đói nghèo và nợ nước ngoài sẽ tác động tiêu cực đến sự tăng trưởng kinh tế một quốc gia. Mourdoukoutas so sánh với tình huống tương tự với Nhật Bản vào những năm 1980 và thời điểm trước khủng hoảng thị trường nhà đất ở Mỹ vào năm 2008.
“Chỉ số tốc độ tăng trưởng sụt giảm vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc,” Julia Wang, kinh tế học thuộc HSBC Holdings Plc. (Hong Kong) nói với tờ Bloomberg. “Do sự tụt giảm này rất mạnh, nó sẽ gây ảnh hưởng đến thị trường lao động vào thời điểm nào đó năm 2020, từ đó, nhu cầu quốc nội cũng sẽ giảm mạnh.”
Nợ nần chồng chất
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc chỉ báo rằng đồng Nhân dân Tê sẽ duy trì cao hơn mức 7 Nhân dân Tệ cho 1 đô la Mỹ, điều này sẽ giúp các nhà máy ở Trung Quốc cân bằng mức thuế của Mỹ. Tuy nhiên, theo rất nhiều nhà phân tích và chuyên gia kinh tế, con số này nên được nhìn nhận thực tế.
Dù vậy, chiến lược cắt giảm mệnh giá có khả năng dẫn đến món nợ thậm chí còn lớn hơn so với món nợ đang đè nặng trên vai Trung Quốc, nếu mức tăng trưởng không thể điều chỉnh nó.
Tỉ lệ nợ trên GDP của Trung Quốc đã tăng đến 300%, theo Viện Tài chính Quốc tế. Giáo sư Balding cho rằng con số thực tế có thể là 330% hay thậm chí cao hơn. “Đây là một vấn đề lớn mà Trung Quốc phải đối mặt. Họ có thể sẽ phải đưa ra những quyết định dù muốn hay không,”
Cá nhân Balding nghi ngờ khả năng đồng Nhân dân Tệ Trung Quốc có thể rơi xuống mức thấp hơn bởi nó quá đắt. “Trung Quốc hiện có món nợ 2 ngàn tỉ đô la. Nếu nước này giảm mệnh giá tiền của mình 10%, con số nợ sẽ tăng lên thành 2,2 ngàn tỉ đô la,” theo Balding.
Tác động đến Đông Nam Á
Trong khi rất nhiều quốc gia trong khu vực hi vọng mức thuế nhập khẩu của Mĩ sẽ dẫn đến việc xây dựng nhiều nhà máy hơn nữa ở khu vực này, tính khả quan của nó vẫn chưa được xác định.
Một số quốc gia như Việt Nam hưởng lợi từ nhận định này trong khi những quốc gia nghèo hơn như Campuchia chưa thể thu hút đầu tư xây dựng nhà máy từ các công ty Trung Quốc. Thậm chí quốc gia phát triển như Singapore cũng phải đối mặt với sự suy thoái sau khi nền kinh tế chứng kiến sự sụt giảm mạnh trong quý thứ hai của năm 2019.
“Nếu khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra, nó sẽ giảm mức đầu tư nước ngoài của Trung Quốc, và theo đó sẽ là những tác động khó lường,” theo Lim Menghour, phó giám đốc Chương trình Nghiên cứu Chiến lược Mekong thuộc Viện Chiến lược Châu Á. “Hoạt động thương mại và tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trong khu vực sẽ chịu ảnh hưởng vô cùng nặng nề.”