Từ vụ xử Alibaba của tỷ phú Jack Ma, nhiều gã khổng lồ công nghệ cũng chịu áp lực lớn

Huỳnh Dũng Thứ năm, ngày 07/07/2022 08:44 AM (GMT+7)
Luật mới của Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 1 tháng 8, tiếp tục giữ áp lực lên lĩnh vực này mặc dù có dấu hiệu nới lỏng trước đó.
Bình luận 0

Các công ty công nghệ Trung Quốc sẽ phải đối mặt với các hình phạt nghiêm khắc hơn, vì vượt qua ranh giới đỏ của Bắc Kinh về cạnh tranh sau khi các nhà lập pháp mới đây đã thông qua những thay đổi đối với luật chống độc quyền của nước này trong nhiều năm.

Các sửa đổi, được thông qua bởi Ủy ban Thường vụ Đại hội Nhân dân Toàn quốc, sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 8, tờ Tân Hoa xã đưa tin. Những thay đổi này là lần đầu tiên của bộ luật kể từ khi nó có hiệu lực vào năm 2008.

Phiên bản luật mới đã ban hành vẫn chưa được xuất bản đầy đủ. Nhưng dựa trên một đề xuất dự thảo được công bố, những thay đổi này được thiết kế để đưa các gã khổng lồ công nghệ của Trung Quốc vào vòng quay kiểm soát chặt hơn, bất chấp các dấu hiệu vào tháng 4 cho thấy ban lãnh đạo Trung Quốc đã sẵn sàng giảm bớt đàn áp đối với công ty thương mại điện tử hàng đầu Alibaba Group Holding.

Trung Quốc hoàn thành đại tu luật chống độc quyền đối với công ty Big Tech. Ảnh: @AFP.

Trung Quốc hoàn thành đại tu luật chống độc quyền đối với công ty Big Tech. Ảnh: @AFP.

Dự thảo sửa đổi bổ sung các từ "khuyến khích đổi mới" vào điều đầu tiên của các quy định chung của luật chống độc quyền bản mới. Điều 10 mới nêu rõ "các nhà điều hành kinh doanh không được loại trừ hoặc hạn chế cạnh tranh bằng cách lạm dụng dữ liệu, thuật toán, công nghệ, lợi thế vốn cũng như các quy tắc nền tảng". Cách diễn đạt này dường như nhắm vào các công ty công nghệ lớn đang cố tình gây sức ép lên các đối thủ nhỏ hơn và các đối thủ mới nổi.

Theo luật sửa đổi, "phần lớn các hành vi phản cạnh tranh của các nhà cung cấp nền tảng có thể được pháp luật điều chỉnh", Jiao Haitao, giáo sư tại Đại học Khoa học Chính trị và Luật Trung Quốc ở Bắc Kinh, nói với giới truyền thông Trung Quốc.

Trong một kịch bản có khả năng xảy ra, những gã khổng lồ công nghệ dự kiến sẽ phải đối mặt với hậu quả pháp lý, nếu họ buộc các nhà cung cấp chỉ hoạt động trên một nền tảng, một thực tiễn được gọi là "chọn một trong hai" ở Trung Quốc.

Vốn dĩ, Alibaba đã phải đối mặt với áp lực pháp lý về mối quan hệ với các nhà cung cấp. Vào tháng 4 năm ngoái, các cơ quan chống độc quyền của Trung Quốc đã phạt Alibaba 18,2 tỷ nhân dân tệ (2,7 tỷ USD) vì lạm dụng vị trí thống lĩnh.

Giờ đây, các sửa đổi luật chống độc quyền sẽ tăng các hình phạt như vậy. Đối với những vi phạm nghiêm trọng với mức độ ảnh hưởng trên diện rộng, tiền phạt có thể gấp đôi đến gấp năm lần số tiền phạt thông thường trước đây. Các nhà chức trách cũng sẽ có tùy chọn để truy cứu các cáo buộc hình sự.

Đồng thời, các sửa đổi sẽ tăng đáng kể tiền phạt đối với các công ty không báo cáo việc mua bán và sáp nhập cho các cơ quan quản lý. Mức phạt ban đầu tối đa 500.000 nhân dân tệ đã được bãi bỏ vì quá thấp để cảnh tỉnh ngăn chặn các tập đoàn công nghệ lớn.

Trong trường hợp việc không báo cáo này gây tổn hại đến môi trường cạnh tranh, mức phạt cao nhất sẽ tương đương 10% doanh thu của năm trước. Ngay cả khi việc không báo cáo được phát hiện là không gây tổn hại đến cạnh tranh, mức phạt vẫn được nâng lên gấp 10 lần lên 5 triệu nhân dân tệ.

Alibaba, cùng với Tencent Holdings, Baidu và Didi, đã bị phạt vào năm ngoái vì không báo cáo các thương vụ mua lại sớm hơn.

Theo luật chống độc quyền sửa đổi mới, các nhà chức trách sẽ áp dụng sự giám sát chặt chẽ hơn đối với các vụ mua bán và sáp nhập liên quan đến phúc lợi công cộng, tài chính, khoa học và công nghệ và truyền thông. Alibaba và những gã khổng lồ công nghệ khác đã chuyển sang lĩnh vực tài chính và truyền thông, điều này đã khiến các quan chức lo ngại.

Khi triệt hạ các đối thủ nặng ký về công nghệ, Bắc Kinh tìm cách hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ như một phần trong sáng kiến "thịnh vượng chung" của Chủ tịch Tập Cận Bình. Doanh nghiệp có thị phần giảm xuống dưới một ngưỡng nhất định sẽ được miễn các quy định về chống độc quyền và được phép đặt giá bán lại nếu việc làm đó không gây tổn hại đến cạnh tranh.

Luật mới của Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 1 tháng 8, tiếp tục giữ áp lực lên lĩnh vực này mặc dù có dấu hiệu nới lỏng trước đó. Ảnh: @AFP.

Luật mới của Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 1 tháng 8, tiếp tục giữ áp lực lên lĩnh vực này mặc dù có dấu hiệu nới lỏng trước đó. Ảnh: @AFP.

"Quyền hạn mạnh mẽ hơn được cấp cho luật chống độc quyền sẽ hạn chế lợi nhuận phản cạnh tranh mà các giám đốc điều hành [công nghệ] tìm kiếm và tạo ra một khuôn khổ để đạt được sự thịnh vượng chung", Sun Jin, giáo sư luật tại Đại học Vũ Hán, nói với truyền thông Trung Quốc.

Theo truyền thông Trung Quốc, tiền phạt do vi phạm luật chống độc quyền đã tăng lên 23,5 tỷ nhân dân tệ vào năm 2021 từ 400 triệu nhân dân tệ vào năm 2020, theo truyền thông Trung Quốc.

Trung Quốc đã bắt đầu đặt nền móng để sửa đổi luật chống độc quyền vào khoảng năm 2018 và các nhà chức trách không có dấu hiệu làm dịu lập trường của họ đối với lĩnh vực công nghệ.

Một quan chức cấp cao của Bắc Kinh cho biết: "Để vượt qua hoàn cảnh kinh tế khó khăn, một số hạn chế đối với các gã khổng lồ internet có thể được nới lỏng, nhưng chỉ ở một mức độ hạn chế. Chính sách tổng thể của giới lãnh đạo Trung Quốc trong việc kiểm soát những gã khổng lồ internet sẽ tiếp tục theo hướng đó".

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem