Từng nhà yến sẽ được cấp mã số định danh để dễ quản lý

Khánh Nguyên Thứ sáu, ngày 22/01/2021 11:17 AM (GMT+7)
Để nâng cao giá trị gia tăng cho ngành yến, đẩy mạnh xuất khẩu, Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) đang xây dựng đề tài khoa học xây dựng các giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi chim yến với mục tiêu xây dựng mã định danh cho từng nhà yến.
Bình luận 0

Vẫn lúng túng trong quản lý nhà yến

Báo cáo của Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho thấy, hiện, nghề nuôi chim yến phát triển khá mạnh ở các nước Đông Nam Á. Theo ước tính của các chuyên gia, năm 2019, sản lượng tổ yến (yến sào) của Việt Nam khoảng 150 tấn (trên 400 triệu USD).

Theo ông Nguyễn Văn Trọng - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, nghề nuôi chim yến đã mang lại nguồn thu lớn cho xã hội, những cũng gây ra nhiều hệ lụy về kinh tế, xã hội trong thời gian qua. 

Kết quả thống kê ban đầu cho thấy, hiệu quả đầu tư nhà yến tại Việt Nam khá thấp, không quá 10% nhà yến đầu tư có hiệu quả cao, chỉ 20% có hiệu quả.

Xây dựng mã định danh cho từng nhà nuôi yến - Ảnh 1.

Bộ NNPTNT sẽ xây dựng mã định danh cho từng nhà yến. Ảnh minh họa.

Bộ NNPTNT vừa có Công văn số 9301/BNN-CN do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến ký gửi Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất đặt hàng đề tài độc lập cấp quốc gia: Nghiên cứu thực trạng và xây dựng giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi chim yến phục vụ xuất khẩu.

Nhiều khu vực phù hợp với nghề nuôi yến thì số lượng nhà nuôi yến lại tăng quá nhanh, dẫn đến nguồn thức ăn của chim yến bị khan hiếm, hiệu quả sinh sản giảm, quần đàn tăng chậm. Sản phẩm tổ yến có giá trị rất cao nhưng chưa quản lý được chất lượng và truy xuất nguồn gốc sản phẩm...

Cần nghiên cứu tổng thể

Được biết, từ năm 2019 đến nay, Bộ NNPTNT đang tiến hành các bước xúc tiến thương mại để chuẩn bị xuất khẩu tổ yến sang thị trường Trung Quốc.

Tuy nhiên, người dân tại các địa phương vẫn không ngừng xây dựng nhà nuôi yến với các kiểu nhà khác nhau, cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương cũng khá lúng túng trong việc quy hoạch, quản lý vì chưa có cơ sở khoa học về nhà yến.

"Vấn đề cấp bách đặt ra cho ngành yến là cần có bức tranh tổng thể của ngành, nghiên cứu một số đặc điểm chính của chim yến, quản lý được chủ nhà yến, nhà yến theo mã định danh, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm tổ yến phục vụ cho xuất khẩu, chế biến sâu tổ yến để tăng giá trị sản phẩm" - ông Trọng nói.

Từ cơ sở đó, Bộ NNPTNT vừa có Công văn số 9301/BNN-CN do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến ký gửi Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất đặt hàng đề tài độc lập cấp quốc gia: Nghiên cứu thực trạng và xây dựng giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi chim yến phục vụ xuất khẩu.

Ông Trọng hy vọng kết quả đề tài sẽ cung cấp những dẫn liệu khoa học rất quan trọng về chim yến, tổ yến, nghề nuôi yến và đặc biệt là xây dựng được các giải pháp đồng bộ để phát triển bền vững nguồn lợi yến sào tại Việt Nam, phục vụ xuất khẩu tăng giá trị sản phẩm. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem