UBS Group AG mua lại Credit Suisse: Cứu nền kinh tế Thuỵ Sỹ và bài toán hợp nhất 2 ngân hàng

Huỳnh Dũng Thứ hai, ngày 20/03/2023 11:26 AM (GMT+7)
Ngân hàng lớn nhất của Thụy Sĩ, UBS Group AG đã đồng ý mua lại đối thủ ốm yếu Credit Suisse trong một thỏa thuận giải cứu khẩn cấp, nhằm ngăn chặn sự hoảng loạn trên thị trường tài chính do sự sụp đổ của hai ngân hàng Mỹ hồi đầu tháng này.
Bình luận 0

Một số ngân hàng trung ương lớn nhất thế giới đã cùng nhau để ngăn chặn khủng hoảng ngân hàng lan rộng, khi chính quyền Thụy Sĩ thuyết phục UBS Group AG mua đối thủ Credit Suisse Group AG trong một thương vụ lịch sử.

Theo đó, UBS sẽ trả 3 tỷ franc Thụy Sĩ (3,23 tỷ đô la) cho Credit Suisse 167 tuổi, thấp hơn khoảng 60% so với giá trị thị trường, chịu khoản lỗ lên tới 5,4 tỷ đô la trong một thỏa thuận được hỗ trợ bởi một khoản bảo lãnh lớn của Thụy Sĩ, trong bối cảnh lo ngại rằng việc không bảo vệ người gửi tiền sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng ngân hàng toàn cầu mới.

“Hôm nay UBS đã công bố việc tiếp quản Credit Suisse”, Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ cho biết trong một tuyên bố. Họ cho biết cuộc giải cứu sẽ “đảm bảo sự ổn định tài chính và bảo vệ nền kinh tế Thụy Sĩ”.

Ngân hàng lớn nhất của Thụy Sĩ, UBS đã đồng ý mua lại đối thủ ốm yếu Credit Suisse trong một thỏa thuận giải cứu khẩn cấp, nhằm ngăn chặn sự hoảng loạn trên thị trường tài chính do sự sụp đổ của hai ngân hàng Mỹ hồi đầu tháng này. Ảnh: @AFP.

Ngân hàng lớn nhất của Thụy Sĩ, UBS đã đồng ý mua lại đối thủ ốm yếu Credit Suisse trong một thỏa thuận giải cứu khẩn cấp, nhằm ngăn chặn sự hoảng loạn trên thị trường tài chính do sự sụp đổ của hai ngân hàng Mỹ hồi đầu tháng này. Ảnh: @AFP.

Điều bất thường là thương vụ này sẽ không cần sự chấp thuận của các cổ đông Credit Suisse sau khi chính phủ Thụy Sĩ đồng ý thay đổi luật để loại bỏ bất kỳ sự không chắc chắn nào về thương vụ này.

Với mong muốn ngăn chặn cuộc khủng hoảng lan rộng qua hệ thống tài chính toàn cầu, các nhà chức trách Thụy Sĩ đã bắt đầu tìm kiếm một giải pháp cho khu vực tư nhân, với sự hỗ trợ hạn chế của nhà nước, trong khi được cho là đang xem xét Kế hoạch B - quốc hữu hóa toàn bộ hoặc một phần.

Chủ tịch Credit Suisse, Axel Lehmann cho biết trong một tuyên bố: “Với những tình huống bất thường và chưa từng có gần đây, việc sáp nhập này được công bố là kết quả tốt nhất hiện có”.

“Đây là một thời gian cực kỳ khó khăn đối với Credit Suisse và trong khi nhóm đã làm việc không mệt mỏi để giải quyết nhiều vấn đề quan trọng còn sót lại và thực hiện chiến lược mới của mình, chúng tôi giờ buộc phải đạt được một giải pháp ngay hôm nay để mang lại kết quả lâu dài”, Axel Lehmann nói.

Việc tiếp quản khẩn cấp đã được đồng ý sau nhiều ngày đàm phán điên cuồng liên quan đến các cơ quan quản lý tài chính ở Thụy Sĩ, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh. UBS và Credit Suisse được xếp hạng trong số 30 ngân hàng quan trọng nhất trong hệ thống tài chính toàn cầu và cùng nhau họ có tài sản gần 1,7 nghìn tỷ đô la.

Nhưng riêng Credit Suisse đã đánh mất niềm tin của các nhà đầu tư và khách hàng trong nhiều năm qua. Năm 2022, ngân hàng này ghi nhận khoản lỗ tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Nhưng niềm tin đã sụp đổ vào tuần trước sau khi họ thừa nhận “điểm yếu quan trọng” trong sổ sách kế toán của mình, và khi sự sụp đổ của Ngân hàng Silicon Valley và Ngân hàng Signature Bank làm lan truyền nỗi sợ hãi về các tổ chức yếu hơn vào thời điểm lãi suất tăng cao đã làm giảm giá trị của một số tài sản tài chính.

Điều bất thường là thương vụ này sẽ không cần sự chấp thuận của các cổ đông Credit Suisse sau khi chính phủ Thụy Sĩ đồng ý thay đổi luật để loại bỏ bất kỳ sự không chắc chắn nào về thương vụ này. Ảnh: @AFP.

Điều bất thường là thương vụ này sẽ không cần sự chấp thuận của các cổ đông Credit Suisse sau khi chính phủ Thụy Sĩ đồng ý thay đổi luật để loại bỏ bất kỳ sự không chắc chắn nào về thương vụ này. Ảnh: @AFP.

Cổ phiếu của ngân hàng 167 tuổi này đã giảm 25% trong tuần qua, tiền đổ ra từ các quỹ đầu tư mà ngân hàng này quản lý càng ít đi và có thời điểm các chủ tài khoản đã rút tiền gửi hơn 10 tỷ USD mỗi ngày, tờ Financial Times đưa tin. Mà khoản vay khẩn cấp gần 54 tỷ USD từ Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ đã không thể giúp Credit Suisse cầm cự được.

Ngay sau thông báo vào cuối ngày 19/3, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, Ngân hàng Trung ương Châu Âu và các ngân hàng trung ương lớn khác đã đưa ra các tuyên bố nhằm trấn an các thị trường đang bị bao vây bởi cuộc khủng hoảng ngân hàng bắt đầu với sự sụp đổ của hai ngân hàng khu vực của Hoa Kỳ vào tháng này.

Chủ tịch UBS Colm Kelleher nói với các nhà phân tích trong một cuộc hội nghị rằng: “Đó là một ngày lịch sử ở Thụy Sĩ, và thành thật mà nói, chúng tôi từng hy vọng ngày này sẽ không đến. Tôi muốn nói rõ rằng mặc dù chúng tôi không bắt đầu thảo luận, nhưng chúng tôi tin rằng giao dịch này hấp dẫn về mặt tài chính đối với các cổ đông của UBS, nhưng chúng tôi xin nói rõ rằng, đối với Credit Suisse, đây là một sự giải cứu khẩn cấp”, Kelleher nói.

Ông nói với các phóng viên: “Điều đó hoàn toàn cần thiết đối với cấu trúc tài chính của Thụy Sĩ và… đối với nền tài chính toàn cầu”.

Giám đốc điều hành của UBS, Ralph Hamers, cho biết vẫn còn nhiều chi tiết xung quanh thỏa thuận cần được giải quyết. "Tôi biết rằng vẫn còn những câu hỏi mà chúng tôi chưa thể trả lời", ông nói. "Và tôi hiểu điều đó và tôi thậm chí muốn xin lỗi vì điều đó”.

Trong một phản ứng toàn cầu chưa từng thấy kể từ đỉnh điểm của đại dịch, Fed cho biết họ đã cùng với các ngân hàng trung ương ở Canada, Anh, Nhật Bản, EU và Thụy Sĩ phối hợp hành động để tăng cường tính thanh khoản của thị trường, đồng thời cho biết thêm việc Thụy Sĩ giải cứu Credit Suisse là "công cụ" để khôi phục lại bình tĩnh.

Chủ tịch Fed Jerome Powell và Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen hoan nghênh thông báo của chính quyền Thụy Sĩ. Ngân hàng Anh cũng ca ngợi Thụy Sĩ.

Một số nhà đầu tư hoan nghênh các bước cuối tuần qua của Thụy Sĩ nhưng có lập trường thận trọng.

Brian Jacobsen, chiến lược gia đầu tư cấp cao tại Allspring Global Investments, cho biết: “Với điều kiện thị trường chưa phát hiện ra những vấn đề còn tồn tại khác, tôi nghĩ điều này sẽ khá tích cực”.

Loạt cơ quan quản lý hoan nghênh việc tiếp quản

Các nhà quản lý thị trường tài chính trên khắp thế giới đã cổ vũ hành động của UBS trong việc tiếp quản Credit Suisse. Chính quyền Hoa Kỳ cho biết họ ủng hộ hành động này và hợp tác chặt chẽ với ngân hàng trung ương Thụy Sĩ để hỗ trợ việc tiếp quản.

“Chúng tôi hoan nghênh các thông báo của chính quyền Thụy Sĩ hôm nay nhằm hỗ trợ ổn định tài chính” Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen và Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell cho biết trong một tuyên bố chung.

Christine Lagarde, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu  Âu (ECB), cho biết ngành ngân hàng vẫn kiên cường nhưng ECB sẵn sàng giúp các ngân hàng duy trì đủ tiền mặt để tài trợ cho hoạt động của họ nếu cần.

“Tôi hoan nghênh hành động nhanh chóng và các quyết định của chính quyền Thụy Sĩ”, Lagarde nói. “Chúng là công cụ để khôi phục các điều kiện thị trường có trật tự và đảm bảo sự ổn định tài chính”.

Còn Ngân hàng Anh cho biết họ hoan nghênh các biện pháp do chính quyền Thụy Sĩ thực hiện “để hỗ trợ ổn định tài chính”.

“Chúng tôi đã hợp tác chặt chẽ với các đối tác quốc tế trong suốt quá trình chuẩn bị cho thông báo ngày hôm nay và sẽ tiếp tục hỗ trợ việc thực hiện chúng”, đại diện Ngân hàng Anh nói trong một tuyên bố. “Hệ thống ngân hàng của Vương quốc Anh được vốn hóa và tài trợ tốt, đồng thời vẫn an toàn và lành mạnh”.

UBS và Credit Suisse sẽ khớp với nhau như thế nào

Trụ sở chính toàn cầu của UBS và Credit Suisse chỉ cách nhau 300 mét ở Zurich nhưng vận may của các ngân hàng gần đây đã đi theo những con đường rất khác nhau. Cổ phiếu của UBS đã tăng 15% trong hai năm qua và đạt lợi nhuận 7,6 tỷ đô la vào năm 2022. Nó có giá trị thị trường chứng khoán khoảng 65 tỷ đô la vào ngày 18/3, theo Refinitiv.

Còn cổ phiếu của Credit Suisse đã mất 84% giá trị so với cùng kỳ và năm ngoái họ đã lỗ 7,9 tỷ đô la. Ra đời từ năm 1856, Credit Suisse bắt nguồn từ Schweizerische Kreditanstalt (SKA), được thành lập để tài trợ cho việc mở rộng mạng lưới đường sắt và công nghiệp hóa của Thụy Sĩ.

Ra đời từ năm 1856, Credit Suisse bắt nguồn từ Schweizerische Kreditanstalt (SKA), được thành lập để tài trợ cho việc mở rộng mạng lưới đường sắt và công nghiệp hóa của Thụy Sĩ. Ảnh: @AFP.

Ra đời từ năm 1856, Credit Suisse bắt nguồn từ Schweizerische Kreditanstalt (SKA), được thành lập để tài trợ cho việc mở rộng mạng lưới đường sắt và công nghiệp hóa của Thụy Sĩ. Ảnh: @AFP.

Ngoài việc là ngân hàng lớn thứ hai của Thụy Sĩ, ngân hàng này còn quản lý tài sản của nhiều người giàu nhất thế giới và cung cấp các dịch vụ ngân hàng đầu tư toàn cầu. Nó có hơn 50.000 nhân viên vào cuối năm 2022, 17.000 người trong số đó ở Thụy Sĩ.

Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ cho biết họ sẽ cung cấp khoản vay 100 tỷ franc Thụy Sĩ (108 tỷ USD) cho UBS và Credit Suisse để tăng thanh khoản.

Giám đốc điều hành của UBS, Ralph Hamers sẽ là Giám đốc điều hành của ngân hàng kết hợp và Kelleher sẽ là chủ tịch. Việc tiếp quản sẽ củng cố vị trí của UBS với tư cách là nhà quản lý tài sản hàng đầu thế giới, đồng thời thúc đẩy tham vọng phát triển ở Châu Mỹ và Châu Á. UBS cho biết họ hy vọng sẽ tiết kiệm được 8 tỷ USD chi phí mỗi năm vào năm 2027. Ngân hàng đầu tư của Credit Suisse đang ở trong tầm ngắm.

“Hãy để tôi nói rõ. UBS dự định thu hẹp hoạt động kinh doanh ngân hàng đầu tư của Credit Suisse và điều chỉnh nó phù hợp với văn hóa rủi ro thận trọng của chúng tôi”, Kelleher nói.

Huỳnh Dũng- Theo Reuters/CNN

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem