Ủng hộ trừng phạt Nga, Châu Âu đình chỉ cả hợp tác vũ trụ

Lê Phương (NBCNews) Thứ bảy, ngày 19/03/2022 08:01 AM (GMT+7)
Hội đồng Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) đã quyết định đình chỉ hợp tác với Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga (Roscosmos).
Bình luận 0
Chiến sự Ukraine ảnh hưởng thế nào đến việc khám phá vũ trụ? - Ảnh 1.

Kế hoạch thám hiểm sao Hỏa bị đẩy lùi do xung đột Nga - Ukraine? Ảnh: AP

Do chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine, châu Âu sẽ tạm lùi kế hoạch gửi tàu thám hiểm ExoMars đầu tiên của mình lên sao Hỏa trong năm nay. Và nếu không thể tiếp tục hợp tác với Roscosmos, thì nhiều khả năng kế hoạch sẽ bị chuyển sang năm 2026 hoặc 2028, Cơ quan Vũ trụ châu Âu cho biết hôm 17/3.

Giám đốc của cơ quan, Tiến sĩ Josef Aschbacher, nói rằng các kế hoạch khởi động tàu thăm dò hợp tác với Nga vào tháng 9/2022 là "bất khả thi về mặt chính trị". Trước đây, ESA từng cho biết sứ mệnh này "rất khó xảy ra" vì xung đột giữa Nga và Ukraine. 

Quyết định đình chỉ hợp tác với Roscosmos đã được đưa ra bởi hội đồng phán quyết của ESA, tại một cuộc họp vào tuần này ở Paris. Tuyên bố của ESA cho biết: "Chúng tôi vô cùng đau xót trước những gì đang diễn ra ở Ukraine. ESA hoàn toàn ủng hộ những lệnh trừng phạt mà các quốc gia thành viên áp đặt đối với Nga".

Do sở hữu quỹ đạo đặc thù, sao Hỏa chỉ có thể tiếp cận dễ dàng từ Trái đất hai năm một lần. Thời gian phóng sớm nhất tiếp theo sẽ là năm 2024. Nhưng nếu các lệnh trừng phạt đối với Nga vẫn chưa được dỡ bỏ vào thời điểm đó, thì khả năng là kế hoạch này cũng chưa thực hiện được.

Việc loại Nga khỏi sứ mệnh điều khiển và thay thế các bộ phận của Moscow bằng những bộ phận từ nơi khác sẽ mất nhiều thời gian. Bản thân chiếc tàu thăm dò, được đặt tên là Rosalind Franklin và được trang bị một mũi khoan, là của châu Âu nhưng có một số thành phần của Nga.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem