Ưu tiên kêu gọi đầu tư đường Vành đai 4 - TP.HCM kết nối nhiều tỉnh phía Nam

Nha Mẫn Thứ ba, ngày 29/11/2022 09:19 AM (GMT+7)
Hiện nay Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang kêu gọi ưu tiên đầu tư dự án đường Vành đai 4 - TP.HCM nhằm kết nối vùng, khu vực với các tỉnh thành lân cận.
Bình luận 0

Ưu tiên đầu tư đường Vành đai 4

TP.HCM thuộc vùng Đông Nam bộ và đây là địa phương xếp tốp đầu cả nước về đầu tư. Trong đó, đến hết tháng 10, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào TP.HCM đạt hơn 3,42 tỷ USD, bằng 125,3% số vốn đầu tư cùng kỳ năm 2021. 

Ưu tiên kêu gọi đầu tư đường Vành đai 4 - TP.HCM kết nối nhiều tỉnh phía Nam - Ảnh 1.

Một góc TP.HCM. Ảnh: Tuệ Mẫn

Tốc độ tăng trưởng 6,78% (năm 2021), GRDP bình quân đầu người là 141,7 triệu đồng/người/năm (cả nước 73,57 triệu đồng/người/năm). Nhiều năm qua, TP.HCM luôn có ưu thế trong thu hút đầu tư, nhất là doanh nghiệp nước ngoài. 

Giai đoạn này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang kêu gọi ưu tiên đầu tư dự án đường Vành đai 4 - TP.HCM (đoạn cầu qua sông Sài Gòn - kênh Thầy Cai theo phương thức đối tác công tư PPP). 

Việc triển khai dự án nhằm từng bước đầu tư khép kín đường Vành đai 4 TP.HCM (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1698/QĐ-TTg ngày 28/9/2011. 

 Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 dự kiến khoảng 17.791 tỷ đồng (trong đó chi phí xây dựng là 7.285 tỷ đồng; chi phí GPMB là 10.686 tỷ đồng). Tổng mức đầu tư giai đoạn hoàn thiện khoảng 26,035 tỷ đồng. Diện tích đất sử dụng khoảng 150 ha. 

Ưu tiên kêu gọi đầu tư đường Vành đai 4 - TP.HCM kết nối nhiều tỉnh phía Nam - Ảnh 2.

Ưu tiên kêu gọi đầu tư đường vành đai 4. Ảnh: Tuệ Mẫn

Theo lãnh đạo TP.HCM, vào tháng 8, UBND thành phố đã giao nhiệm vụ cho Sở GTVT thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư dự án. Trong đó điểm đầu đầu tuyến dự án là cầu Phú Thuận thuộc TX.Bến Cát (Bình Dương). Điểm cuối tuyến là cầu Thầy Cai thuộc huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. 

Khi đi vào hoạt động, dự án sẽ kết nối logistics, kết nối các tỉnh Bà - Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương và Long An, kết nối với các tuyến giao thông khu vực gồm cao tốc TPHCM - Mộc Bài, quốc lộ 22, tỉnh lộ 15, Phạm Văn Cội, hương lộ 2, Nguyễn Thị Rành. 

Giai đoạn 1 đầu tư đường với 4 làn xe rộng 19,75m. Theo lãnh đạo ngành giao thông thành phố, dự kiến công tác tổ chức lập hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án sẽ hoàn thành vào tháng 12 năm nay. Sau đó, tháng 3/2023 hoàn thành thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư. 

Ưu tiên kêu gọi đầu tư đường Vành đai 4 - TP.HCM kết nối nhiều tỉnh phía Nam - Ảnh 3.

TP.HCM ngày càng phát triển. Ảnh: Tuệ Mẫn

Việc tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoàn thành vào tháng 9/2023 để thẩm định, phê duyệt và công bố thông tin dự án sau đó 3 tháng. Toàn bộ công tác tổ chức lựa chọn nhà đầu tư, bàn giao mặt bằng sẽ thực hiện theo từng giai đoạn đến tháng 1/2024 có mặt bằng để khởi công công trình vào tháng 9/2024. 

Công tác bàn giao mặt bằng sẽ thực hiện song song trong quá trình dự án thi công để tháng 12/2027 hoàn thành, thông xe kỹ thuật toàn tuyến. 

Dự án Vành đai 4 TP.HCM dự kiến đưa vào khai thác, thu phí vào quý 1/2028.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem