Vẫn "chiến đấu" với dầu thải, bùn cát trên kênh dẫn nước sông Đà

Nguyễn Tiến Thứ bảy, ngày 26/10/2019 09:00 AM (GMT+7)
Để đảm bảo xử lý triệt để dầu ô nhiễm, ngày 25/10 tổ xử lý hiện trường của Trung tâm ứng phó sự cố môi trường Việt Nam tiếp tục cho hút bùn trên kênh dẫn nước sạch sông Đà để loại bỏ dầu bám dính sau khi múc bùn đất từ khe núi, lòng suối Trầm, suối Bằng về đến kênh dẫn vào nhà máy nước.
Bình luận 0

img

Ngày 25/10, tổ xử lý hiện trường của Trung tâm ứng phó sự cố môi trường Việt Nam tiếp tục cho hút bùn trên kênh dẫn nước sạch sông Đà để loại bỏ dầu bám dính, chảy vào kênh.

img

Dự kiến lực lượng cứu hộ sẽ tiếp tục xử lý môi trường trong 1 tuần nữa mới kết thúc.

img

Mỗi ngày phải dùng 2 máy hút bùn từ giữa lòng kênh vào bể xử lý tập trung.

img

Các chuyên gia của trung tâm ứng cứu đã đào 2 ao tạm, lót bạt chống thấm dưới đáy ao và bơm bùn từ kênh dẫn nước lên tập trung tại đây. 

img

Bùn cát, phù sa có dầu bám dính được đưa qua màng lọc thành bùn khô, tập kết về 2 ao tạm. Chờ kết luận của cơ quan điều tra, số bùn đất này sẽ được xử lý bằng chế phẩm sinh học.

img

img

Trong sáng 25/10, Viện nghiên cứu công nghệ và phân tích môi trường đã thu thập mẫu bùn và nước tại 3 điểm để mang đi kiểm tra.

img

Những thùng dầu cặn được để cạnh 2 ao đào tạm.

img

Mặc dù đã có biển cấm chăn thả gia súc, hàng thép gai bảo vệ nhưng bên cạnh kênh dẫn nước sạch vào nhà máy vẫn có trâu bò được chăn thả tự nhiên.

img

Để xử lý triệt để, Trung tâm xử lý sự cố SOS đã đề xuất với công ty nước sạch sông Đà nạo vét toàn bộ lớp đất ở khe suối bị đổ trộm dầu.

img

Ông Phạm Văn Sơn - Giám đốc Trung tâm ứng phó sự cố môi trường Việt Nam (Trung tâm) cho biết: "Dầu có thể đã bám dính vào các hạt cát, phù sa lắng đọng xuống dưới. Không còn cách nào khác là cho nạo vét toàn bộ. Đoạn khe núi bị đổ trộm dầu đã vét sâu xuống tới hơn 3 mét".

img

Theo ghi nhận của phóng viên, đến ngày 25/10 tại khu vực đổ trộm dầu thải vẫn còn một số nghi là dầu trên bề mặt và mùi hắc nồng nặc vẫn còn.

img

"Nếu để cho dầu thải ngấm vào đất, không xử lý thì ô nhiễm có thể kéo dài cả thế kỷ chứ không phải tính bằng vài chục năm", ông Sơn nói về sự cố nhiễm dầu của nước sạch sông Đà. Trải qua nhiều lần xử lý sự cố, ông thấy xăng là loại vật liệu dễ bay hơi, nhưng khi đã ngấm vào đất thì 40 năm sau tìm ra vẫn thấy sặc sụa mùi; nếu để cho tự phân hủy thì không biết bao nhiêu lâu. Dầu thải còn lâu hơn vì chứa những hợp chất phức tạp.

img

Trước đó, một chiếc xe tải chở dầu nhớt thải đã đổ trộm vào khe núi xã Phú Minh, huyện Kỳ Sơn (Hòa Bình). Mưa to làm dầu lan vào kênh dẫn của Nhà máy nước sạch sông Đà. Cán bộ công ty phát hiện dầu thải từ sáng 9/10, nhưng không báo cơ quan chức năng.

Ngày 11/10, đoàn kiểm tra liên ngành lấy mẫu nước xét nghiệm, dự kiến có kết quả sau 7 ngày. Nhưng chỉ 4 ngày sau, thành phố công bố nước bị nhiễm độc "chỉ nên dùng tắm giặt, không nấu ăn". Nước sạch bị ô nhiễm làm đảo lộn cuộc sống của 250.000 hộ dân Hà Nội.

15 ngày trôi qua, thành phố đã ba lần thông tin "mẫu nước kiểm tra đạt chuẩn" và công bố "nước sông Đà có thể ăn uống". Song nhiều cư dân chưa dám sử dụng nước này mà vẫn dùng nước bình đóng chai.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem