Vận chuyển thiết bị điện gió siêu trường, siêu trọng – xu thế của ngành năng lượng sạch Việt Nam

Thứ tư, ngày 05/05/2021 11:55 AM (GMT+7)
Hiện nay, nhiều dự án phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo trên khắp Việt Nam đang đẩy nhanh tiến độ triển khai và dự kiến có thể đưa vào vận hành trong năm nay. Tuy nhiên, cần có những giải pháp hỗ trợ để vận chuyển các thiết bị siêu trường, siêu trọng của các dự án này một cách hiệu quả hơn.
Bình luận 0

Những chuyến hàng đặc biệt

Hiện chỉ riêng ở tỉnh Gia Lai, đã có 17 dự án điện gió với tổng công suất 1.242,4 MW, tổng vốn đầu tư hơn 43.442 tỷ đồng được bổ sung quy hoạch và được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư. Và đã có 11/17 dự án với tổng công suất 692,4 MW đã được thẩm định xong thiết kế cơ sở đang chuẩn bị thiết kế kỹ thuật thi công, dự kiến trong năm 2021 sẽ đưa vào vận hành thương mại.

Còn tại tỉnh Quảng Trị, Bộ Công Thương cũng đã phê duyệt quy hoạch 31 dự án điện gió ở tỉnh này với tổng công suất trên 1.177 MW. Trong đó, có 22 dự án điện gió dự kiến phát điện thương mại trong năm 2021, 7 dự án còn lại đang trong quá trình triển khai xây dựng.

img

Tuy nhiên, quá trình khảo sát các phương án hỗ trợ vận chuyển cấu kiện của các trụ điện gió đang gặp một số khó khăn cần các cơ quan chức năng hỗ trợ tháo gỡ. Bởi đây đều là các thiết bị siêu trường, siêu trọng, cánh quạt dài từ 60 đến 86m, nặng khoảng 25 tấn; trụ tháp-máy phát dài từ 20 đến 30m, nặng khoảng 49 đến 115 tấn; độ cao của các kiện hàng khi vận chuyển bằng đường bộ có chiều cao 6,5m.

Do vậy, phương tiện vận chuyển thiết bị cũng phải là loại đặc biệt, chuyên dụng như: sơ mi rơ moóc đặc chủng dài 70m, thiết bị nâng cánh trị giá hàng triệu USD được đối tác nhập khẩu từ nước ngoài về để hỗ trợ di chuyển qua các đoạn đường đèo.

Theo các chuyên gia: Kích thước của một số công trình giao thông trên các cung đường bộ như: cầu vượt, trạm thu phí thường không cho phép các phương tiện vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng trên lưu thông nên nhiều chủ sở hữu công trình hiện đang hợp tác với các các đơn vị, tổ chức có thẩm quyền làm đầu mối trung gian để quá trình vận chuyển được xuyên suốt.

Cụ thể như: làm đường tránh, tháo dỡ một phần mái của trạm thu phí, hộ lan cứng tại một số ngã rẻ trên các tuyến đường quốc lộ; nâng chiều cao tĩnh không của hệ thống dây điện nằm vắt ngang đường khi xe chuyên dụng vận chuyển cấu kiện đi qua (hiện thấp hơn 5,5m, trong khi tĩnh không cần thiết để lưu thông là 6,5m); hỗ trợ điều tiết phân luồng giao thông trong quá trình vận chuyển nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và tài sản tại các khu vực giao thông trọng yếu…

Hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp

Hiện Nhà nước cũng đã chỉ đạo với các cơ quan chức năng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình vận chuyển. Đơn cử như Công ty Điện lực Gia Lai đã từng hỗ trợ vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng là các thiết bị trạm biến áp đường dây 500kV. Cụ thể hơn, thì sau khi các cơ quan chức năng làm việc, trao đổi cụ thể với các doanh nghiệp để xem xét kích thước xe, chiều cao thiết bị, lịch trình di chuyển thì sẽ có phương án khảo sát, rà soát cụ thể nhằm xử lý các vị trí đường dây điện không đảm bảo chiều cao tối thiểu khi phương tiện vận chuyển đi qua.

img

Các chuyên gia cho biết thêm: Về nguyên tắc, doanh nghiệp chỉ cần có văn bản trình cơ quan quản lý hệ thống tuyến đường đó để được cấp phép vận chuyển hàng quá khổ, quá tải. Trên cơ sở xem xét phương tiện phù hợp, kiểm tra khối lượng hàng, kích thước và hệ thống kết cấu hạ tầng đảm bảo chịu được trọng tải hàng quá khổ, quá tải đó thì mới cấp phép vận chuyển.

Những trường hợp thiết bị không thể tách rời được về kích thước, trọng lượng, vượt quá khả năng chịu đựng của hệ thống cầu đường thì chủ đầu tư sẽ phối hợp, đề xuất và được cơ quan quản lý thống nhất phương án gia cường hệ thống hạ tầng đó; đồng thời, có sự hướng dẫn của lực lượng chức năng thì sẽ được lưu thông.

Chuyên gia cung cấp dịch vụ vận chuyển và lắp đặt điện gió uy tín

Vietranstimex là Chuyên gia cung cấp dịch vụ vận chuyển và lắp đặt Điện gió uy tín tại Việt Nam với đội ngũ nhân công vận chuyển chuyên nghiệp, trang thiết bị máy móc hiện đại, đáp ứng tối đa mọi nhu cầu tải trọng của khách hàng và trụ sở chính tại TP. HCM và các văn phòng tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Phú Mỹ (Vũng Tàu). Bên cạnh đó, hiện chúng tôi cũng sở hữu và quản lý khối lượng lớn máy móc, thiết bị hiện đại từ các đầu kéo và sơ-mi rơ-mooc thông thường cho đến các đầu kéo đặc chủng, các cấu kiện nâng tự hành (SPMT) có sức nâng lên tới 3.264 tấn, các module rơ-mooc thủy lực, rơ-mooc tự hành và các cần cẩu chuyên dụng đặc biệt, adapter chuyên sử dụng để vận chuyển Blade (Cánh) trên các các cung đường đồi núi, dốc quanh co, hẹp và không gian không thể mở rộng.

Với ưu thế nổi bật này, Vietranstimex cung cấp loại hình dịch vụ logistics chất lượng cao cho ngành Điện gió với những dự án điện gió tiêu biểu như Điện gió Bình Thuận (2006), Điện gió Đầm Nại (2017), Điện gió Trung Nam, Điện gió Tây Nguyên (2018) và hiện tại đang thực hiện các dự án gồm Hướng Phùng 2, 3, Hướng Linh 7,8.... Vietranstimex tự tin có thể cung cấp dịch vụ vận chuyển và lắp đặt chất lượng cao trên thị trường điện gió cho khách hàng.

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem