Thứ năm, 28/03/2024

Vận tải biển có lợi nhuận sau nhiều năm báo lỗ

31/01/2022 6:30 PM (GMT+7)

Nhiều doanh nghiệp thuộc lĩnh vực vận tải biển đang lần lượt công bố báo cáo tài chính với mức lợi nhuận dương sau nhiều năm ảm đạm kéo dài.


Tăng trưởng dương bất chấp COVID-19

Báo cáo của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC - mã chứng khoán MVN) cho biết, năm 2021, doanh thu hợp nhất đạt 13.280,7 tỷ đồng (122,7% kế hoạch), lợi nhuận đạt 3.363,3 tỷ đồng.

Đặc biệt, khối vận tải biển sau nhiều năm thua lỗ đã ghi nhận mức lợi nhuận hơn 1.000 tỷ đồng bất chấp ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh COVID-19. Năm 2021, sản lượng hàng hóa đội tàu VIMC đảm nhận đạt 22,8 triệu tấn.

Vận tải biển có lợi nhuận sau nhiều năm báo lỗ - Ảnh 1.

Việt Nam sẽ chủ động trong vận tải hàng hóa, tránh bị chèn ép tăng giá cước của các hãng tàu ngoại.

Trong toàn hệ thống cảng VIMC đã phát triển thêm được 13 tuyến dịch vụ mới của các hãng tàu container như Maersk, MSC, Cosco, ZIM. Với việc mở vận tải container bằng đường biển tuyến xa, Việt Nam sẽ chủ động trong vận tải hàng hóa, tránh bị chèn ép tăng giá cước của các hãng tàu ngoại. Khối dịch vụ hàng hải đã vượt kế hoạch được giao về doanh thu (đạt 2.370 tỷ đồng, tăng 42% so với kế hoạch).

Đáng chú ý, lĩnh vực khai thác cảng biển vẫn tiếp tục mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất cho VIMC khi chiếm 78% tổng lợi nhuận hợp nhất (đạt 2.234,9 tỷ đồng). Trong đó, một số cảng có kết quả nổi bật như Cảng Sài Gòn, Quy Nhơn, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cam Ranh...

Hệ thống 16 cảng biển của VIMC trên toàn quốc đã thực hiện bốc xếp trên 125 triệu tấn hàng hóa, tăng trưởng 13,5% so với năm 2020 (cao hơn mức trung bình 2% của cả nước).

Công ty Cổ phần Cảng Cam Ranh (mã chứng khoán CCR) cũng công bố BCTC quý 4 và kết quả kinh doanh cả năm 2021 cũng đều tăng trưởng so với cùng kỳ, với doanh thu tăng gần 41%, lên gần 195 tỷ đồng và lãi sau thuế tăng 77%, lên đến hơn 42 tỷ đồng. Đây cũng có thể là một dấu hiệu cho thấy ngành cảng biển đang dần khởi sắc.

Cùng với đó, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Cảng Đình Vũ (mã chứng khoán DVP) cả năm 2021 doanh thu đạt 608,6 tỷ đồng, tăng 17,4% so với năm 2020, lợi nhuận gộp 319,4 tỷ đồng, tăng 28%. Lợi nhuận sau thuế cả năm tăng 16,6%, đạt trên 277 tỷ đồng. Kết thúc năm 2021 Cảng Đình Vũ đã hoàn thành 96% kế hoạch về doanh thu và vượt 11,2% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm.

Vẫn có mức tăng trưởng đều qua các năm, năm 2021 doanh thu CTCP Cảng Đà Nẵng (mã chứng khoán CDN) đạt 1.079 tỷ đồng, tăng 19,3% so với năm 2020. Lợi nhuận trước thuế đạt 296 tỷ đồng, vượt 5,8% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm.

Lợi nhuận sau thuế tăng 13,8% so với cùng kỳ, lên 238 tỷ đồng - đây cũng là mức lãi cao nhất công ty đạt được trong nhiều năm trở lại đây. Đặc biệt, trong năm 2021, Cảng Đà Nẵng đã dành 8 tỷ đồng ủng hộ quỹ Vaccine.

Công ty Cổ phần Cảng Đồng Nai (mã chứng khoán PDN) cũng là một cảng lớn, năm 2021, ghi nhận doanh thu đạt 893 tỷ đồng, tăng 12,5% so với năm 2020, vượt 8,8% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế gần như đi ngang so với cùng kỳ, đạt gần 161 tỷ đồng, vượt hơn 10% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm.

Không chỉ các cảng biển được lợi, các công ty cũng hoạt động trong ngành vận tải biển cũng có kết quả kinh doanh ấn tượng. Trong đó, Công ty Cổ phần Vận tải và xếp dỡ Hải An (mã chứng khoán HAH) cũng công bố kết quả kinh doanh sơ bộ năm 2021 khá tích cực.

Trong đó, doanh thu đạt 1.900 tỷ đồng, tăng 59% và lợi nhuận sau thuế đạt 389 tỷ đồng, tăng 181%. Vượt kế hoạch 14% về doanh thu và 146% về lợi nhuận. Công ty duy trì được đà tăng trưởng cao nhờ giá cước tăng và các hợp đồng cho thuê tàu mới.

Nhiều cảng có mức lợi nhuận cao như: Cảng Sài Gòn đạt 852 tỷ đồng (vượt hơn 214% so với kế hoạch 2021), Cảng Hải Phòng đạt hơn 732 tỷ đồng, vượt 9% so với kế hoạch, Cảng Quy Nhơn lãi 420 tỷ đồng, vượt hơn 162% so với kế hoạch…

Dự kiến 2022 vẫn duy trì tăng trưởng

Tuy hưởng lợi nhờ dịch bệnh COVID-19, nhưng trong quý I/2022, VCBS nhận định sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển vẫn chịu áp lực do hiện tại đã qua giai đoạn cao điểm vận tải hàng hóa đường biển phục vụ nhu cầu mua sắm vào các dịp lễ cuối năm tại những thị trường tiêu thụ lớn.

Cùng với đó, các doanh nghiệp này lại cần thêm một khoảng thời gian để tái cơ cấu lại lực lượng lao động và ổn định lại sản xuất khi các lao động đa phần đều đã về quê trong giai đoạn dịch bệnh và sẽ quay trở lại sau đợt nghỉ Tết Nguyên đán, và các lao động mới sẽ cần thêm thời gian để đào tạo và làm quen với hoạt động sản xuất.

Tính chung cả năm 2022, VCBS cho rằng sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển sẽ ghi nhận mức tăng trưởng rất tích cực và đạt 840 triệu tấn (tăng 19% so với 2021). Điều này là do độ phủ vaccine trong cộng đồng ngày một cao. Và hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hóa sẽ được khôi phục và nhiều khả năng sẽ không có thêm một đợt phong tỏa quy mô lớn trong năm 2022.

Cùng với đó, VCBS cũng hy vọng trong năm 2022, giá cước vận tải hàng hải giảm mang đến động lực lớn cho hoạt động xuất khẩu.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Lần đầu "chia tiền" sau 1 thập kỷ, cổ phiếu Techcombank hút dòng tiền cá mập hơn 1.455 tỷ đồng

Lần đầu "chia tiền" sau 1 thập kỷ, cổ phiếu Techcombank hút dòng tiền cá mập hơn 1.455 tỷ đồng

Chính sách chia cổ tức và phát hành cổ phiếu thưởng của Techcombank trình cổ đông là một sự thay đổi lớn của Techcombank sau 10 năm liên tiếp giữ lại lợi nhuận để củng cổ nền tảng vốn, phát triển kinh doanh.

VNDirect bị "tấn công" và lời cảnh báo nóng của chuyên gia

VNDirect bị "tấn công" và lời cảnh báo nóng của chuyên gia

Chuyên gia lưu ý, tất cả các công ty chứng khoán khác dù công nghệ có mạnh cỡ nào vẫn dễ gặp phải tình huống tương tự VNDirect nếu nhân viên của họ thiếu ý thức, mất cảnh giác với các đường link "lạ".

Nguồn vốn "khủng" mới cho các doanh nghiệp nền tảng số, đến 1 tỷ USD

Nguồn vốn "khủng" mới cho các doanh nghiệp nền tảng số, đến 1 tỷ USD

Ngân hàng HSBC toàn cầu vừa công bố Quỹ Tăng trưởng ASEAN (ASEAN Growth Fund) trị giá 1 tỷ USD nhằm giúp các doanh nghiệp nền tảng số ở Việt Nam và khu vực mở rộng quy mô hoạt động trong bối cảnh nền kinh tế số đang bùng nổ.

Moody’s nâng bậc, nâng hạng cho 2 ngân hàng Việt Nam

Moody’s nâng bậc, nâng hạng cho 2 ngân hàng Việt Nam

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Moody’s vừa nâng bậc nhiều chỉ số xếp hạng quan trọng cho một ngân hàng ở Việt Nam, và nâng hạng triển vọng cho một nhà băng khác.

Bị kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục năm thứ 7 liên tiếp, HAGL giải trình gì?

Bị kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục năm thứ 7 liên tiếp, HAGL giải trình gì?

Hoàng Anh Gia Lai báo lãi 1.125 tỷ đồng năm 2022 và vừa lãi tiếp 1.782 tỷ đồng trong năm 2023. Tuy nhiên, Công ty kiểm toán Ernst & Young vẫn nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp này và đây cũng là năm thứ 7 liên tiếp kiểm toán đặt nghi ngờ với DN nhà bầu Đức.

Nữ doanh nhân xinh đẹp đến từ Singapore gây sửng sốt với đũa chỉ huy dàn nhạc

Nữ doanh nhân xinh đẹp đến từ Singapore gây sửng sốt với đũa chỉ huy dàn nhạc

Chỉ huy dàn hợp xướng trong buổi hòa nhạc gần đây tại Nhà hát Lớn Hà Nội là bà Michele Wee, một nữ doanh nhân tài năng và xinh đẹp. Trước đó, bà chưa từng xuất hiện trong vai trò nhạc trưởng như vậy.