Vì lý do này, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu gần 60% thuốc chữa bệnh

Quốc Hải Thứ sáu, ngày 22/01/2021 21:29 PM (GMT+7)
Thiếu hụt nguồn cung cấp nguyên liệu dược phẩm chính (API) từ Trung Quốc, Ấn Độ khiến chi phí sản xuất thuốc tăng cao trong năm 2020. Đặc biệt, do các nhà máy sản xuất thuốc mới bị chậm tiến độ và chưa thể đưa vào vận hành nên thuốc nhập khẩu tiếp tục chiếm lĩnh thị trường với khoảng 58% thị phần dược phẩm Việt Nam…
Bình luận 0

Cụ thể, nguồn API (Active Pharmaceutical Ingredient - hành phần hoạt tính/hoạt chất có trong thuốc, là nguyên liệu dược phẩm chính, chiếm từ 60 – 70% chi phí sản xuất thuốc) sản xuất ở Trung Quốc và Ấn Độ đang chiếm 55% API toàn cầu và gần 70% tổng số API được sử dụng trong sản xuất thuốc của Việt Nam, theo SSI.

Vì lý do này, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu gần 60% thuốc chữa bệnh - Ảnh 1.

Thuốc nhập khẩu vẫn chiếm gần 60% thị phần tại Việt Nam (Ảnh: IT)

Tuy nhiên, trong năm 2020, dịch Covid-19 bùng phát đã gây ra tình trạng thiếu hụt API nghiêm trọng do việc sản xuất API ở cả Trung Quốc và Ấn Độ đều bị gián đoạn trong thời gian phong tỏa và giãn cách xã hội. Trong khi đó, nhu cầu của các API quan trọng cho dòng thuốc như kháng sinh, trợ hô hấp và hạ sốt tăng mạnh tại nhiều quốc gia bùng phát dịch bệnh, khiến chi phí sản xuất toàn ngành tăng lên đáng kể.

"Nhìn chung, tình trạng khan hiếm này khiến giá trung bình của hầu hết các loại API nhập về Việt Nam tăng 5 – 8% so cùng kỳ và biên lợi nhuận gộp của các công ty dược phẩm trong nước giảm khoảng 1 - 3% trong năm 2020", báo cáo của SSI Research nêu.

Vì lý do này, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu gần 60% thuốc chữa bệnh - Ảnh 2.

Giá các API phổ biến nhập khẩu về Việt Nam năm 2020 (Nguồn: SSI)

Vì giá nguyên liệu đầu vào tăng đột biến trong khi doanh thu dược phẩm Việt Nam lại giảm hoặc tăng rất thấp trong năm 2020, nên hầu như các nhà sản xuất không thể tăng giá bán để bù lại mức tăng chi phí sản xuất, ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận chung của toàn ngành. Chưa kể, việc giãn cách xã hội và kiểm soát chặt chẽ việc đến bệnh viện đã làm gián đoạn nhu cầu chăm sóc sức khỏe, vì những người có vấn đề sức khỏe không cấp bách hạn chế khám chữa bệnh, dẫn đến doanh số kê đơn và bán thuốc ít hơn.

Vì lý do này, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu gần 60% thuốc chữa bệnh - Ảnh 3.

Tỷ suất lợi nhuận của các công ty dược ở Việt Nam (Nguồn: SSI)

"Dựa trên dữ liệu ngành trong 11 tháng 2020 từ VNPCA, chúng tôi ước tính tổng doanh thu dược phẩm của Việt Nam trong năm 2020 chỉ tăng 2,8% so với cùng kỳ", chuyên gia của SSI Research đánh giá.

Nguyên nhân khiến doanh số ngành dược phẩm giảm trong năm 2020 là do kênh thị trường ETC (các loại thuốc bán theo đơn bác sĩ, ngoài ra trong ngành dược kênh ETC còn có nghĩa là kênh đấu thầu tại sở và bệnh viện), lo ngại lây nhiễm dịch bệnh và quy trình thăm khám bệnh viện nghiêm ngặt trong mùa dịch đã hạn chế số lượng bệnh nhân đến kiểm tra sức khỏe định kỳ, khiến số lượt khám chữa bệnh toàn quốc từ quý đến quý 3/2020 giảm 10%–15% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, người dân cũng đã tới bệnh viện sau khi đại dịch được kiểm soát tốt hơn sau tháng 8, với sự phục hồi về lượt khám chữa bệnh trong Q4/2020 (ước tính +0-5% so cùng kỳ).

Kế đến, trên kênh thị trường OTC (các loại thuốc bán không cần kê đơn thông qua chỉ dẫn của bác sĩ tại điểm bán), nhu cầu đi mua thuốc giảm trong năm do các đợt giãn cách xã hội nghiêm ngặt và người dân chuyển từ mua thuốc sang dự trữ nước rửa tay và khẩu trang (không phải là sản phẩm chính của hầu hết các công ty dược phẩm) làm giảm doanh thu của toàn ngành. 

Vì lý do này, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu gần 60% thuốc chữa bệnh - Ảnh 6.

Doanh thu dược phẩm Việt Nam theo kênh thị trường (Nguồn: SSI)

Trong khi đó, theo số liệu của Bộ Y tế, thuốc sản xuất trong nước duy trì tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) tương đối cao ở mức 13,8% giai đoạn 2015 - 2019 với sự hỗ trợ của các chính sách của Chính phủ cùng với nhiều nhà máy được đầu tư mới. Tuy nhiên, trong năm 2020, tăng trưởng nguồn cung thuốc trong nước bị gián đoạn, ước tính chỉ tăng 3,9% so với cùng kỳ (nguồn: VNPCA) do một số nhà máy sản xuất thuốc nội địa chưa thể đưa vào vận hành (quá trình phê duyệt GMP diễn ra chậm do các lệnh giãn cách xã hội và hạn chế đi lại).

Thuốc nhập khẩu chiếm ưu thế trên thị trường

Thuốc nhập khẩu tăng mạnh trong năm 2020 ở mức 10,3% so cùng kỳ (nguồn: VNPCA), cao hơn CAGR 8,2% trong giai đoạn 2015 – 2019, do nhu cầu nhập một số thuốc điều trị Covid-19 từ các công ty thuốc nước ngoài tăng.
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem