Vị quan tham quyền lực nhất lịch sử, Hòa Thân phải gọi bằng ...cụ

Thứ tư, ngày 24/02/2021 08:30 AM (GMT+7)
Mặc dù sinh ra đã giàu sang phú quý nhưng xét về độ tham lam thì hơn hẳn Hòa Thân, chỉ cần có tiền, ai muốn mua "chức" nào đều có thể tìm tới vị tham quan này. Ai bỏ tiền nhiều tới đâu, thì có thể mua được chức quan cao tới đó, tuyệt đối không có chuyện mặc cả, nhưng cũng sẽ không phải hối hận.
Bình luận 0

Năm 1903, một công ty có tên "Công ty Qing Na" được mở trên đầu phố Bắc Kinh, tổng giám đốc của công ty này không ai khác chính là Khánh thân vương đội nón sắt của nhà Thanh khi đó – Dịch Khuông (Yi Kuang). Tại thời điểm đó, nhà Thanh có một luật định nêu rõ nghiêm cấm tất cả các vương công quý tộc không được làm kinh doanh. Nhưng vì sao Dịch Khuông lại có thể làm được điều này?

Vị tham quan quyền lực nhất lịch sử, Hòa Thân gọi bằng "thầy" nhưng lại giữ chữ tín và quản lý tài chính "cực khủng" - Ảnh 1.

Xét về vai vế Ái Tân Giác La Dịch Khuông là chắt của Càn Long, thế tập tiếp nối tước vị phò quốc tướng quân, tuy người này không có tài văn chương, nhưng lại viết chữ đẹp nên được Từ Hi vô cùng quý trọng, Dịch Khuông cũng là một người nịnh bợ, chỉ chuyên tâm làm những điều bợ đỡ thái hậuTừ Hi. Thái hậu bảo ông đi về phía đông, thì tuyệt đối ông sẽ không bao giờ đi về phía tây.

Năm 1898, trong cuộc đàn áp đảo chính của Từ Hi, Dịch Khuông đã đứng về phía thái hậu và tích cực trấn áp những người theo chủ nghĩa cải cách, được coi là có nhiều đóng góp cho Từ Hi. Từ Hi đặc biệt phong ông là thân vương mũ sắt thế tập, điều đáng nói đây là vương tước thứ 12 và cũng là người cuối cùng của nhà Thanh có thể thế tập chức vị này.

Ngay sau đó Dịch Khuông dựa vào uy lực từ Từ Hi Thái hậu để trở thành đại thần quân cơ, quản lý cả tài chính lẫn quân sự, tất cả các chuyện đại sự đối nội đối ngoại đều nằm trong tầm kiểm sát của Dịch Khuông. Cũng chính nhờ có quyền lực một tay che trời, mà Dịch Khuông nổi tiếng với sự tham lam của mình, chuyên kiếm tiền bất chính từ việc cấu kết với nhiều đại thần khác mua quan bán chức.

Vị tham quan quyền lực nhất lịch sử, Hòa Thân gọi bằng "thầy" nhưng lại giữ chữ tín và quản lý tài chính "cực khủng" - Ảnh 2.

Vào thời điểm đó, đã có không ít đại thần chính trực trong triều luận tội của Dịch Khuông với thái hậu. Nhưng Dịch Khuông lại vốn rất giỏi trong việc lấy lòng Từ Hi, thường xuyên vào cung nói chuyện với Từ Hi, hoặc thỉnh thoảng dâng tặng Từ Hi những món đồ quý hiếm. Với tấm chống lưng vững chắc như vậy, vị trí của Dịch Khuông vẫn luôn được giữ vững triều đình.

Một ưu điểm lớn khác của Dịch Khuông chính là khả năng quản lý tài chính tuyệt vời của ông. Ngay từ khi khái niệm quản lý tài chính phương Tây chưa được phổ biến ở Trung Quốc, Dịch Khuông đã dành phần lớn tiền tiết kiệm của mình vào ngân hàng HSBC của Anh khi đó. Theo phóng viên của tờ The Times, giá trị ông gửi tương đương với khoảng 7,125 triệu bảng. Con số này có thể được hiểu như thế nào? Vào thời điểm đó, nhà sinh vật học người Anh Darwin đã mua một biệt thự có vườn ở Golden Mile của Anh, và nó chỉ có giá 2.000 bảng Anh

Vị tham quan quyền lực nhất lịch sử, Hòa Thân gọi bằng "thầy" nhưng lại giữ chữ tín và quản lý tài chính "cực khủng" - Ảnh 3.

Dịch Khuông là khách hàng quan trọng của HSBC Anh, nên khi Lực lượng Đồng minh Tám nước xâm lược Trung Quốc, HSBC đã đặc biệt có lời nhờ vả họ không sờ tới nơi ở của Dịch Khuông.

Vì vậy, khi Lực lượng Đồng minh tám nước tiến vào lục soát thành phố Bắc Kinh, nơi ở của Dịch Khuông vẫn còn nguyên vẹn.

Vị tham quan quyền lực nhất lịch sử, Hòa Thân gọi bằng "thầy" nhưng lại giữ chữ tín và quản lý tài chính "cực khủng" - Ảnh 4.

Một ưu điểm lớn khác của Dịch Khuông chính là khả năng quản lý tài chính tuyệt vời của ông. Ngay từ khi khái niệm quản lý tài chính phương Tây chưa được phổ biến ở Trung Quốc, Dịch Khuông đã dành phần lớn tiền tiết kiệm của mình vào ngân hàng HSBC của Anh khi đó. Theo phóng viên của tờ The Times, giá trị ông gửi tương đương với khoảng 7,125 triệu bảng. Con số này có thể được hiểu như thế nào? Vào thời điểm đó, nhà sinh vật học người Anh Darwin đã mua một biệt thự có vườn ở Golden Mile của Anh, và nó chỉ có giá 2.000 bảng Anh.

Sau đó, sau cái chết của Từ Hi, Dịch Khuông đã nhận hối lộ 3 triệu nhân dân tệ của Viên Thế Khải và sử dụng quyền lực của mình để buộc Hoàng đế Phổ Nghi từ chức. Cũng chính vì sự kiện này mà Phổ Nghi vô cùng căm ghét Dịch Khuông. Năm 1917, Dịch Khuông chết vì bệnh ở Thiên Tân. Theo truyền thống, vẫn phải do hoàng thất cũ của nhà Thanh chọn thụy hiệu – tên đặt sau khi chết để cúng giỗ. Khi đó, Phổ Nghi đã tự mình đưa ra bốn từ "mậu" "xú" "u" "lại" (nghĩa là xấu xa, vô lại), sau đó yêu cầu phủ nội vụ lựa chọn và kiên quyết từ chối thay đổi. Sau nhờ có sự thuyết phục của người cha là Ái Tân Giác La Tái Phong, niệm tình mối quan hệ gia tộc, Phổ nghi mới sửa thụy hiệu của Dịch Khuông thành "Mật", nghĩa là ân hận về những lỗi lầm trước đây.

Sảng Sảng (NewQQ)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem