Thứ sáu, 29/03/2024

Thiếu chữ "tín" trong mua bán, doanh nghiệp không mặn liên kết trồng lúa với nông dân

27/04/2023 12:55 PM (GMT+7)

Nông dân thường ca thán bị doanh nghiệp ép giá. Thế nhưng, trong nhiều trường hợp, nông dân đã không giữ đúng cam kết, khiến doanh nghiệp rơi vào tình cảnh khó xử, thậm chí thua lỗ.

Nhu cầu lớn, thị trường sáng sủa

Theo báo cáo mới đây của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), sản lượng gạo thế giới năm 2022/2023 được dự báo đạt mức 509,4 triệu tấn, giảm 1% so với cùng kỳ năm trước.

Trong khi đó, dự báo mức tiêu thụ gạo toàn cầu năm 2022/2023 đạt 502 triệu tấn, tăng 0,9 triệu tấn so với năm trước. Sản lượng thương mại gạo toàn cầu năm 2023 dự kiến đạt 55,9 triệu tấn, giảm 0,2% so với năm trước.

Sản lượng gạo tồn kho năm 2022/2023 được USDA dự báo đạt 171,4 triệu tấn, thấp hơn 6% so với năm trước, và là mức tồn cuối vụ thấp nhất kể từ niên vụ 2017/2018 đến nay.

Nhiều nước nhập khẩu gạo trên thế giới đang có nhu cầu tăng lượng dự trữ. Nhu cầu tăng cao hơn nguồn cung cũng giúp giá lúa gạo xuất khẩu có phần khởi sắc hơn trước. Ảnh: Trần Khánh

Nhiều nước nhập khẩu gạo trên thế giới đang có nhu cầu tăng lượng dự trữ. Nhu cầu tăng cao hơn nguồn cung cũng giúp giá lúa gạo xuất khẩu có phần khởi sắc hơn trước. Ảnh: Trần Khánh

Sản lượng gạo toàn cầu đang giảm khiến lượng gạo thâm hụt toàn cầu lên tới 8,7 triệu tấn. Đây là mức cao so với sự thiếu hụt kỷ lục 18,6 triệu tấn vào năm 2003/2004 trước đây. Theo dự báo, sự thâm hụt gạo sẽ khiến giá gạo duy trì ở mức cao cho đến năm 2024.

Trong nước, theo số liệu cân đối cung cầu lúa gạo hàng hóa cho xuất khẩu năm 2023, sau khi trừ tiêu dùng nội địa, lượng gạo hàng hóa dùng cho xuất khẩu ước khoảng 6,6 triệu tấn.

6 tháng đầu năm 2023, lượng gạo hàng hóa phục vụ xuất khẩu ước khoảng 4,1 triệu tấn. Như vậy, quý II năm 2023, lượng gạo phục vụ xuất khẩu ước khoảng hơn 2,5 triệu tấn.

Quý I năm 2023 lượng gạo đã xuất khẩu đã đạt 1,85 triệu tấn. Từ đánh giá tình hình xuất khẩu gạo trong quý I/2023, Bộ Công Thương cho biết, thị trường gạo năm 2023 có nhiều điểm sáng.

Nguyên nhân là do nhiều nước nhập khẩu gạo trên thế giới đang có nhu cầu tăng lượng dự trữ. Nhu cầu tăng cao hơn nguồn cung cũng giúp giá lúa gạo xuất khẩu có phần khởi sắc hơn trước.

Ông Nguyễn Ngọc Nam - Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), cũng cho rằng, thị trường xuất khẩu sáng sủa, giúp giá lúa nội địa tăng từ 100-200 đồng/kg so với thời điểm đầu năm 2023.

Không chỉ giá xuất khẩu,  giá gạo thị trường nội địa cũng đang ở mức cao. Ảnh: Trần Khánh

Không chỉ giá xuất khẩu, giá gạo thị trường nội địa cũng đang ở mức cao. Ảnh: Trần Khánh

Giá gạo cũng đã tăng 200-500 đồng/kg. Mức giá này cũng tăng khoảng 700 đồng/kg với lúa và tăng 1.200-1.600 đồng/kg với gạo so với cùng kỳ năm 2022.

Ông Nam đánh giá, từ nay đến cuối năm, nhu cầu nhập khẩu gạo vẫn ở mức cao, doanh nghiệp cần thận trọng trong việc tìm kiếm khách hàng để xuất khẩu được giá tốt hơn.

Tuy nhiên, để tận dụng được cơ hội này, theo ông Nam, cần xem lại nguồn cung lúa gạo trong nước cũng như mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp chế biến, kinh doanh lúa gạo.

Giữ chữ "tín" trong liên kết sản xuất lúa gạo

Nhìn nhận thực tế giữa sản xuất - kinh doanh lúa gạo hiện nay, ông Nguyễn Việt Anh - Tổng giám đốc Công ty TNHH lương thực Phương Đông (ORICO), cho rằng cần tính toán lợi ích kinh tế cho cả doanh nghiệp và nông dân, khi thực hiện các liên kết sản xuất, kinh doanh.

Theo ông Việt Anh, trên thương trường, các doanh nghiệp phải cân nhắc, vì không phải sản phẩm nào liên kết sản xuất với nông dân cũng đảm bảo có lời.

"Nếu tính toán không kỹ, doanh nghiệp sẽ không đủ sức làm liên kết, vì lợi nhuận không cao, thậm chí thua lỗ khi chi phí bỏ ra lớn nhưng không thu lại được lợi nhuận", ông Việt Anh nói.

Khâu tổ chức sản xuất là rất quan trọng trong chuỗi giá trị lúa gạo. Ảnh: Trần Khánh

Khâu tổ chức sản xuất là rất quan trọng trong chuỗi giá trị lúa gạo. Ảnh: Trần Khánh

Ông Nguyễn Thành Huân – Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh An Giang, cũng nhận định, khâu tổ chức sản xuất là rất quan trọng trong chuỗi giá trị lúa gạo.

Thực tế cho thấy, doanh nghiệp muốn bán được hàng phải xem thị trường cần gì. Nông dân muốn bán được lúa cũng cần làm theo tiêu chuẩn của doanh nghiệp.

Lâu nay, nông dân thường ca thán bị doanh nghiệp ép giá. Thế nhưng, ông Huân cho rằng, chữ tín trong liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân cũng cần nhìn từ 2 phía. Trong nhiều trường hợp, nông dân đã không giữ đúng cam kết, khiến doanh nghiệp rơi vào tình cảnh khó xử, thậm chí thua lỗ.

Ví dụ, hôm nay doanh nghiệp xuống ruộng, kiểm tra chất lượng lúa, thấy đạt nên thông báo sẽ thu mua. Để đảm bảo độ ẩm của sản phẩm, không bị lép hạt…, doanh nghiệp đề nghị nông dân 15 ngày sau phải cắt nước.

"Thế nhưng, nông dân không giữ cam kết mà vẫn tiếp tục bơm nước vào ruộng lúa, để hạt lúa nặng hạt, khi cân sẽ nặng kg hơn. Vậy là xảy ra xung đột!", ông Huân nêu vấn đề.

Ông Nguyễn Ngọc Nam - Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), cũng cho rằng các thương nhân gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện liên kết với người sản xuất.

Nguyên nhân là do tập quán mua bán giữa nông dân và doanh nghiệp vẫn còn nhiều khác biệt. Trong khi chi phí tổ chức liên kết và vận hành bộ máy thu mua của doanh nghiệp khi tổ chức liên kết lại quá tốn kém.

Bộ Công Thương cho rằng, dù khó khăn, doanh nghiệp vẫn phải liên kết, phát triển vùng nguyên liệu nhằm chủ động từ chất lượng đến định hướng xuất khẩu gạo. Ảnh: Trần Khánh

Bộ Công Thương cho rằng, dù khó khăn, doanh nghiệp vẫn phải liên kết, phát triển vùng nguyên liệu nhằm chủ động từ chất lượng đến định hướng xuất khẩu gạo. Ảnh: Trần Khánh

Ông Nguyễn Sinh Nhật Tân - Thứ trưởng Bộ Công Thương, đánh giá câu chuyện liên kết của các doanh nghiệp với nông dân dù không mới, nhưng hiện vẫn còn một khoảng cách lớn.

Với ngành hàng công nghiệp, khi người mua đặt hàng xong, có mẫu mã, giá cả… thì người bán mới tiến hành sản xuất. Với nông nghiệp lại ngược lại.

Doanh nghiệp xuất khẩu, kinh doanh bị động ở chỗ phải đợi sắp thu hoạch sản phẩm, có mẫu mã, giá cả xong mới đem đi bán. Công đoạn kết nối doanh nghiệp từ thị trường xuất khẩu với nguồn cung trong nước là một điểm yếu.

Trong khi đó, nông dân thì không thể đi ra nước ngoài để nắm thông tin thị trường, mà phải trông cậy vào doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp phải chủ động trong vai trò định hướng sản phẩm, cơ cấu sản xuất.

"Dù khó khăn, doanh nghiệp vẫn phải đầu tư liên kết, phát triển vùng nguyên liệu. Từ chất lượng đến định hướng xuất khẩu gạo đều cần tính chủ động rất cao của doanh nghiệp", Thứ trưởng Tân nhận định.
Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Cổ đông sáng lập VietBank rời ghế lãnh đạo không phải vì "lý do cá nhân"

Cổ đông sáng lập VietBank rời ghế lãnh đạo không phải vì "lý do cá nhân"

Bà Trần Thị Lâm, người sáng lập Tập đoàn Hoa Lâm và là cổ đông sáng lập VietBank, vừa từ nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc ngân hàng này sau 10 tháng đảm trách, với lý do muốn tập trung vào lĩnh vực y tế.

TP.HCM sẽ có thêm nhiều sản phẩm du lịch đường thủy mới

TP.HCM sẽ có thêm nhiều sản phẩm du lịch đường thủy mới

TP.HCM sẽ có thêm nhiều sản phẩm du lịch đường thủy mới trong năm nay. Các tuyến mới kết nối đa dạng, đưa du khách trải nghiệm thêm du lịch văn hóa, du lịch biển, du lịch thể thao…

Bình Dương sẵn sàng cho nhà đầu tư Úc đến kinh doanh

Bình Dương sẵn sàng cho nhà đầu tư Úc đến kinh doanh

Đoàn công tác xúc tiến đầu tư của tỉnh Bình Dương đang có mặt tại Úc để quảng bá và giới thiệu cơ hội đầu tư tại tỉnh đến các hiệp hội doanh nghiệp, nhà đầu tư và các tổ chức ở nước Úc. Tỉnh cam kết hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư ở mức tốt nhất có thể trong sản xuất kinh doanh.

1,4 triệu lượt khách quốc tế đến TP.HCM trong 3 tháng đầu năm 2024

1,4 triệu lượt khách quốc tế đến TP.HCM trong 3 tháng đầu năm 2024

Theo Sở Du lịch TP.HCM, khách quốc tế đến TP.HCM trong 3 tháng đầu năm 2024 đạt gần 1,4 triệu lượt, tăng 32,4% so với cùng kỳ năm 2023.

Phong cách thời trang nữ sinh gây sốt mùa xuân hè

Phong cách thời trang nữ sinh gây sốt mùa xuân hè

Chân váy ngắn phối cùng giày lười là nét đặc trưng trong phong cách nữ sinh được rất nhiều tín đồ thời trang ưa chuộng trong mùa xuân hè năm nay.

Dự báo tiền điện các hộ gia đình tăng mạnh

Dự báo tiền điện các hộ gia đình tăng mạnh

Nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt tăng cao có thể khiến hóa đơn tiền điện các hộ gia đình những tháng tới tăng khoảng 30%.