Vì sao iPhone chính hãng giá mềm không xuất hiện tại Việt Nam?

Thứ bảy, ngày 18/02/2023 10:41 AM (GMT+7)
Các sản phẩm di động tân trang được nhiều người lựa chọn ở thị trường phương Tây do rẻ hơn, được hãng đảm bảo. Tuy nhiên, chúng không phổ biến tại Việt Nam.
Bình luận 0


Loại iPhone chính hãng giá mềm không xuất hiện tại Việt Nam - Ảnh 1.

Samsung, Apple đẩy mạnh các dòng điện thoại tân trang ở phương Tây. Ảnh: Xuân Sang.

Apple, nổi bật với các máy điện thoại đắt tiền, là thương hiệu dẫn đầu ở mảng điện thoại tân trang. Samsung cũng đẩy mạnh loại thiết bị này để cạnh tranh ở các thị trường lớn. Trên chính website của hãng hoặc các trang thương mại điện tử lớn ở Mỹ, người dùng có thể tìm thấy các dòng iPhone, Galaxy tân trang với mức giá rẻ hơn từ 200 USD so với máy mới.

Làm mới máy lỗi, trả bảo hành trở thành cuộc cạnh tranh của của các ông lớn trong giai đoạn toàn ngành bất ổn. Tuy nhiên, bởi các quy định của pháp luật hiện hành và dung tích thị trường chưa đủ lớn, khiến sản phẩm di động tân trang không có chỗ đứng tại Việt Nam.

Trào lưu mới ở phương Tây

Điện thoại tân trang (refurbished) là sản phẩm đã qua sử dụng, gặp vấn đề phần cứng hoặc phần mềm, được hãng thu hồi để sửa chữa bằng dịch vụ và linh kiện chính hãng. Sau đó, Apple, Samsung đứng ra bán thiết bị này như một sản phẩm mới, được đảm bảo.

Đầu vào của các sản phẩm dạng này là từ máy gặp lỗi, thuộc chính sách đổi trả được các thương hiệu lớn áp dụng. Ngoài ra, các chương trình trade-in (thu cũ, đổi mới) được đẩy mạnh 3 năm gần đây cũng tạo ra nhiều máy cũ để tân trang hơn.

Loại iPhone chính hãng giá mềm không xuất hiện tại Việt Nam - Ảnh 2.

Các chương trình trade-in tạo nguồn thiết bị đầu vào để tân trang. Ảnh: Apple.

Dữ liệu từ hãng nghiên cứu thị trường Counterpoint Research cho thấy mức tăng trưởng trung bình của mảng điện thoại tân trang là 15% mỗi năm. Trong khi đó, tình hình không khả quan ở ngành điện thoại mới, khi chỉ số tăng không quá 5%/năm và còn có chu kỳ giảm khi thị trường bão hòa, kinh tế khó khăn.

“Giá của các loại smartphone cao cấp mới đang ở mức cao khiến nhiều người chuyển sự lựa chọn sang thiết bị cũ tân trang của những thương hiệu lớn như Samsung, Apple”, báo cáo của Counterpoint Research nêu rõ. Trong đó, Apple là công ty dẫn đầu ở ngành kinh doanh này với các sản phẩm nổi bật như iPhone 8, iPhone X, iPhone 13.

dien thoai tan trang anh 2
dien thoai tan trang anh 2
dien thoai tan trang anh 3
dien thoai tan trang anh 3

Samsung, Apple bán điện thoại tân trang ngay trên website chính thức. Ảnh: Samsung, Apple.

Samsung cũng tập trung hơn vào mảng kinh doanh này. Hiện tại, website chính thức của công ty Hàn Quốc tại thị trường Mỹ giới thiệu trực tiếp nhiều mẫu máy tân trang như dòng S20, S21. Châu Âu, Bắc Mỹ, Mỹ Latin, Ấn Độ là những khu vực có tăng trưởng tốt của loại sản phẩm di động nói trên. Trong khi đó, người dùng khu vực châu Á tỏ ra không “mặn mà” với kiểu máy này.

Không phù hợp với thị trường Việt Nam

Phổ biến với nhiều khu vực trên thế giới, nhưng mô hình kinh doanh điện thoại tân trang không phổ biến tại thị trường Việt Nam. Hiện tại, Samsung, Apple không phát hành loại hình thiết bị này cho người dùng trong nước. Website của các đại lý lớn, chính hãng như Thế Giới Di Động, FPT Shop, CellphoneS… cũng không đề cập đến dạng sản phẩm nói trên.

Theo đại diện hệ thống bán lẻ CellphoneS, quy mô thị trường và quy định luật lệ là những rào cản khiến di động tân trang khó tiếp cận.

Loại iPhone chính hãng giá mềm không xuất hiện tại Việt Nam - Ảnh 4.

Nguồn máy đầu vào tại Việt Nam không đủ cho dịch vụ tân trang. Ảnh: TN3.

Cụ thể, nguồn gốc của sản phẩm điện thoại tân trang, sửa chữa là từ máy đã gặp vấn đề. Do đó, thiết bị được xếp vào loại mặt hàng điện tử cũ. Trong khi đó, quy định của pháp luật Việt Nam cấm nhập khẩu các loại thiết bị điện tử, điện lạnh đã qua sử dụng.

Trong quá khứ, một số đại lý, cửa hàng di động trong nước cũng từng kinh doanh các dòng iPhone, Samsung Refurbished. Tuy nhiên, đây cũng là sản phẩm được nhập theo đường tiểu ngạch, không đảm bảo các quy định của pháp luật.

Ngoài ra, tại Việt Nam chính sách đổi trả máy bảo hành hoặc thu cũ-đổi máy mới vẫn chưa phổ biến. Hiện tại, chỉ một số đại lý áp dụng chính sách đổi sang máy mới khi gặp vấn đề trong thời gian bảo hành. Thiết bị cũ được phía doanh nghiệp xử lý hoặc gửi cho hãng thay thế linh kiện. Sau đó, họ tự bán máy dưới dạng hàng cũ với giá rẻ hơn, số lượng không nhiều.

Trong khi đó, các chương trình trade-in vẫn chưa thu hút được khách hàng trong nước. Nhiều đại lý cho biết tỷ lệ khách bán máy cũ, lên đời tại cửa hàng ở mức dưới 10% trên tổng số máy bán ra, tỷ trọng khá nhỏ. Do đó, nguồn "đầu vào" cho hệ thống tân trang không đủ.

Thực tế, đa phần chương trình thu cũ đổi mới tại các đại lý Việt Nam được thực hiện qua một đơn vị bên thứ 3. Comp Asia và SKTEL là hai công ty chuyên thực hiện thu mua, làm mới và phân phối trở lại thiết bị qua sử dụng.

Việc thiếu vắng dòng thiết bị qua sử dụng, được tân trang và bảo hành chính hãng làm giảm bớt đi lựa chọn cho người dùng Việt. Nếu cần mua máy cũ, khách hàng đa phần phải tìm đến thị trường thứ cấp trên các trang rao vặt hoặc máy xách tay, nhập lậu.

Xuân Sang (Theo zingnews.vn)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem