Vì sao không máy bay nào dám bay qua Tây Tạng?

Thứ ba, ngày 28/02/2023 14:33 PM (GMT+7)
Máy bay thường hiếm khi bay qua Tây Tạng vì những lý do nào?
Bình luận 0

Máy bay là một lựa chọn phổ biến và tiện lợi đối với nhiều người khi muốn di chuyển xa. Mỗi ngày có hàng nghìn chuyến bay được diễn ra. Tuy nhiên, vẫn còn một vài nơi hiếm hoi trên thế giới mà máy bay không thể hoặc không muốn bay đến như Tây Tạng (Trung Quốc).

Nằm trên cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng, Tây Tạng trải dài 1,2 triệu km2, chiếm 1/8 tổng diện tích của Trung Quốc. Thay vì bay thẳng qua Tây Tạng, các máy bay thường chọn cách đi đường vòng dù xa hơn. Trên thực tế, máy bay không chọn bay qua Tây Tạng là vì lý do an toàn.

Vì sao không máy bay nào dám bay qua Tây Tạng? - Ảnh 1.

1. Nguy cơ đâm phải núi

Trước hết, muốn máy bay bay bình thường ở độ cao lớn thì nó phải cách mặt đất một độ cao nhất định. Chúng ta đều biết rằng địa hình ở Tây Tạng rất cao, không chỉ có đỉnh Everest cao hơn 8.000m, cao nguyên này còn có rất nhiều dãy núi khác cao hơn 7.000m. Nếu máy bay muốn bay bình thường ở đây thì độ cao bay phải đạt trên 10.000m. Tuy nhiên, khi bay ở độ cao trên 10.000m, máy bay có thể gặp phải một số điều kiện thời tiết xấu, rất dễ va vào núi.

Vì sao không máy bay nào dám bay qua Tây Tạng? - Ảnh 2.

2. Nguy cơ hạ cánh khẩn cấp

Nếu máy bay thực sự gặp phải một số trường hợp khẩn cấp ở độ cao lớn hoặc điều kiện thời tiết xấu và muốn hạ cánh khẩn cấp vào thời điểm này, phi công sẽ không thể tìm được phương án dự phòng hoặc sân bay gần đó.

Bởi tuy Tây Tạng có diện tích khá lớn nhưng khoảng cách giữa mỗi sân bay lại tương đối xa. Hơn nữa, khu vực Thanh Hải-Tây Tạng có ít đồng bằng nên đất đai thích hợp hiếm khi được sử dụng để xây dựng sân bay..

3. Nguy cơ đóng băng nhiên liệu

Không khí ở Tây Tạng tương đối lạnh, càng ở trên cao nhiệt độ sẽ càng thấp hơn so với trên mặt đất. Nếu máy bay bay ở độ cao này, rất nhiều nhiên liệu sẽ có nguy cơ bị đóng băng.

Một khi nhiên liệu bị đóng băng, máy bay không thể khởi động bình thường, trong lịch sử đã có nhiều trường hợp như vậy. Khi máy bay ở môi trường nhiệt độ tương đối thấp, do sự cố đông đặc nhiên liệu nên máy bay không thể khởi động được, gây nguy hiểm lớn.

4. Nguy cơ say độ cao

Vì sao không máy bay nào dám bay qua Tây Tạng? - Ảnh 3.

Thậm chí khi có sự cố buộc máy bay phải hạ cánh khẩn cấp xuống một mặt đất nào đó ở Tây Tạng, nhiều người có thể gặp phải chứng say độ cao rất nghiêm trọng do thiếu oxy ở độ cao lớn. Nếu không phát hiện sớm và có các biện pháp điều trị kịp thời, say độ cao có thể dẫn đến sốc và tử vong.

Vì vậy sau khi xem xét một loạt nguy cơ, hầu hết các máy bay về cơ bản sẽ không bay trực tiếp qua Tây Tạng. Bên cạnh đó, do vị trí địa lý hẻo lánh, khi chọn đến Tây Tạng du lịch, nhiều du khách cũng quan tâm đến vấn đề an toàn nên không muốn mạo hiểm chọn chuyến bay thẳng.

Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng của khu vực Tây Tạng, vẫn có sân bay và máy bay hoạt động ở địa phương này. Chẳng hạn, hãng hàng không Tứ Xuyên của Trung Quốc có chuyến bay thẳng qua Tây Tạng, nhưng với điều kiện là tình hình thời tiết cho phép.

Tuy nhiên, hầu hết các hãng hàng không sẽ không chọn bay qua Tây Tạng bởi chỉ một sự cố nhỏ cũng có thể khiến máy bay xảy ra tai nạn nghiêm trọng. Do khi máy bay đang bay, bất cứ tình huống bất ngờ nào cũng sẽ nâng cao mức độ nguy hiểm.

Nếu muốn du lịch Tây Tạng, mọi người có thể chọn đi tàu hỏa đến Lhasa, sau đó chuyển sang các phương tiện di chuyển khác, cố gắng không bay thẳng đến Tây Tạng.

Tuy là phương thức di chuyển có độ an toàn cao hơn nhiều so với đường bộ nhưng trong lịch sử, vẫn có rất nhiều sự cố hàng không. Vì vậy, di chuyển bằng máy bay vẫn có sự nguy hiểm nhất định. Hơn nữa khi tai nạn máy bay xảy ra, hậu quả đều rất tàn nhẫn bởi độ thương vong rất nghiêm trọng.

Ánh Lê (Theo Phụ Nữ Việt Nam)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem