Vì sao ngành thủy sản càng xuất khẩu càng lỗ?

Thanh Phong Thứ ba, ngày 15/06/2021 16:30 PM (GMT+7)
Ảnh hưởng của dịch Covid – 19, các loại chi phí phát sinh liên tục tăng mạnh gây ra nghịch lý doanh nghiệp thủy sản càng xuất khẩu càng lỗ nặng.
Bình luận 0

Số liệu từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho thấy, ngành thủy sản đang có sự tăng trưởng ấn tượng sau một thời gian dài lận đận. Cụ thể, tính đến cuối tháng 5/2021, xuất khẩu thủy sản đạt 1,3 tỷ USD (tăng 14,5% so với cùng kỳ năm ngoái).

Đặc biệt, tại nhiều thị trường "khó tính", thủy sản Việt Nam đang có sự tăng trưởng ấn tượng. Với thị trường Mỹ, trong 5 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt 270 triệu USD (tăng 21% so với kỳ năm ngoái); cá tra đạt 135 triệu USD (tăng 57%), cá ngừ đạt 130 triệu USD (tăng 17%).

Thị trường châu Âu (EU) với lợi thế về thuế quan từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) cũng liên tục tăng nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam. Xuất thủy sản sang thị trường này trong 5 tháng đầu năm 2021 đạt 380 triệu (tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái).

Vì sao ngành thủy sản càng xuất khẩu càng lỗ? - Ảnh 1.

Doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu đang gặp nghịch lý càng xuất khẩu càng lỗ. (Ảnh: VnEconomy)

Tuy nhiên, trái với bức tranh "màu hồng" về kim ngạch xuất khẩu nói trên, nhiều doanh nghiệp thực chất đang phải chịu lỗ. Điển hình, tính đến hết quý 1/2021, Công ty Cổ phần Thủy sản Mekong báo lỗ hơn 1 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi 665 triệu đồng.

Trong hoành cảnh, tương tự, Công ty Cổ phần Thủy sản số 4, trong quý 1/2021 lỗ gần 1,4 tỷ đồng mặc dù doanh thu tăng hơn 38 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, "ông lớn" Tập đoàn Thủy sản Minh Phú cũng báo lãi giảm liên tục.

Lý giải về tình trạng trên, giới chuyên môn nhận định, hiện tại, các chi phí doanh nghiệp thủy sản phải gánh tăng "phi mã". Cùng với đó, khi có dịch Covid - 19, lượng tiêu thụ thất thường, kho đông lạnh khan hiếm khiến lượng thủy sản doanh nghiệp thu mua giảm một nửa nhưng chi phí lại cao hơn trước. Ngoài ra, hàng loạt chi phí khác như cước vận chuyển, chi phí lưu container tại cảng, trang thiết bị y tế để phòng tránh dịch COVID-19.

Bên cạnh đó, đại diện VASEP cho hay, một số thị trường có xu hướng tích lũy hàng đang ép giá doanh nghiệp thủy sản Việt Nam. Từ tháng 11/2020 đến nay, container thiếu, cước vận tải biển còn tăng 4-10 lần.

Cùng với những khó khăn trên, mới đây TP.HCM ra thông báo, từ ngày 1/7 sắp tới, các cảng biển trên địa bàn sẽ chính thức áp dụng hình thức thu phí tương tự như Hải Phòng.

Theo đó, mức thấp nhất là 15.000 đồng/tấn và cao nhất là 4,4 triệu đồng/tấn, tùy theo chủng loại hàng hóa và container. Trước động thái trên, lãnh đạo VASEP cho biết, hơn 70% lượng thủy sản xuất khẩu Việt Nam đang tập trung tại các cảng biển của TP HCM sẽ "khó chồng khó".

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem