Vì sao người Nhật gọi dầu gạo là "dầu của trái tim"?

P.V Thứ sáu, ngày 01/06/2018 14:24 PM (GMT+7)
Dầu gạo là loại dầu thực vật duy nhất chứa dưỡng chất Gamma-Oryzanol có khả năng chống o-xy hóa mạnh gấp 4 lần vitamin E, giúp giảm hấp thu cholesterol xấu, ngăn ngừa bệnh tim mạch và làm chậm quá trình lão hóa. Ngoài ra, hiếm có loại dầu ăn nào có được tỷ lệ cân bằng vàng giữa các loại axit béo như dầu gạo.
Bình luận 0

Nhiều công dụng tốt cho sức khỏe của dầu gạo đã được hơn 200 chuyên gia, nhà nghiên cứu, đại diện doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dầu gạo đến từ 20 quốc gia thuộc 5 châu lục chia sẻ tại Hội nghị Dầu gạo Quốc tế 2018 tổ chức ngày 24-25.5 tại Hà Nội. Trên thế giới, loại dầu này đang ngày càng được ưa chuộng nhờ các công dụng vượt trội cho tim mạch và hương vị thơm ngon.

Chia sẻ tại hội nghị, chuyên gia Mayu Aizawa, đại diện của Tsuno Food Industry đến từ xứ Phù Tang cho biết, Nhật Bản là quốc gia đầu tiên đưa dầu gạo vào chế độ ăn hàng ngày. Mỗi năm, nước này tiêu thụ hơn 80.000 tấn dầu gạo. Và suốt cả thế kỷ qua, dầu gạo được người Nhật ưu ái gọi là "Dầu của trái tim". 

img

Người Nhật ưu ái gọi dầu gạo là "Dầu của trái tim".

Hàng trăm nghiên cứu cho thấy, dầu gạo là loại dầu duy nhất chứa dưỡng chất Gamma-Oryzanol có khả năng chống oxy hóa mạnh gấp 4 lần vitamin E, giúp giảm hấp thu cholesterol xấu, ngăn ngừa bệnh tim mạch và làm chậm quá trình lão hóa. Dầu gạo được trích ly từ lớp vỏ cám bao quanh hạt gạo, có màu vàng hơi sẫm, trong suốt, sánh và thơm nhẹ. Giới chuyên gia nước này khuyến cáo, mỗi ngày dùng 20ml dầu gạo sẽ cung cấp đủ lượng Gamma-Oryzanol giúp giảm cholesterol xấu và phòng ngừa bệnh tim mạch.

Ngoài Gamma-Oryzanol, dầu gạo còn chứa hàm lượng cao vitamin E và 27 loại phytosterols… Nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng châu Âu cho thấy, sau 2 tuần sử dụng, các dưỡng chất trong dầu gạo giúp làm giảm 11,9% lượng cholesterol xấu trong máu.

Bên cạnh đó, dầu gạo còn được ưa chuộng nhờ cung cấp nguồn chất béo lành mạnh, tốt cho sức khỏe. Hiếm có loại dầu ăn nào có được tỷ lệ cân bằng vàng giữa các loại axit béo. Tỷ lệ 30% SFAs (acid béo bão hòa), 38% MUFA (acid béo không bão hòa đơn), 31% PUFAs (acid béo không bão hòa đa) được xem là gần nhất với mức khuyến cáo từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Chia sẻ tại hội nghị, chuyên gia Mayu Aizawa cũng cho biết, sáng kiến ​​bổ sung chống oxy hóa Gamma-Oryzanol và vitamin B1 từ dầu gạo được nước này đề xuất từ năm 1917. Cho đến nay, hơn 40% bữa trưa bổ dưỡng của các trường tiểu học và trung học ở Nhật Bản vẫn đang sử dụng dầu gạo, theo chỉ định của Bộ Y tế nước này. 

Không chỉ tốt cho sức khỏe, dầu gạo còn là bí quyết nấu ngon của nhiều đầu bếp Nhật. Dầu gạo có ưu điểm ít thấm hút hay bám dính vào thực phẩm khi chiên, xào, do đó món chiên tempura và trộn salad không tạo cảm giác ngán ngấy khi ăn. Ngoài ra, dầu còn có điểm bốc khói cao (254 độ C) nên đun lửa to không tạo mùi cháy khét, giúp đồ rán vàng ruộm đẹp mắt. So với dầu ôliu, trộn salad bằng dầu gạo cho mùi vị thơm dịu nhẹ, chứ không hắc nồng cũng không làm miệng bóng nhẫy.

img

Các chuyên gia từ nhiều quốc gia chia sẻ những lợi ích sức khỏe của dầu gạo.

Chuộng dầu gạo, song do nguồn nguyên liệu hạn chế, Nhật Bản hiện phải nhập khẩu dầu gạo từ nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Với sản lượng gạo xuất khẩu gần 6 triệu tấn mỗi năm, Việt Nam có tiềm năng to lớn trong sản xuất dầu gạo. Trong nước, tiên phong và dẫn đầu trong ngành sản xuất dầu gạo là Công ty TNHH Dầu Thực vật Cái Lân. Theo ông Trần Anh Dũng - Giám đốc nhãn hiệu của doanh nghiệp, hơn 80% sản lượng dầu gạo của doanh nghiệp này đã được xuất khẩu sang các nước phát triển nhiều năm nay. 

"Để có thể tận dụng vùng nguyên liệu sẵn có, Việt Nam đã nhập khẩu dây chuyền tinh chế dầu gạo hiện đại bậc nhất thế giới của hãng DeSmet Ballestra (Bỉ). Nhờ vậy, dầu gạo Việt có chất lượng tương đương dầu gạo sản xuất ở các nước phát triển, đáp ứng hệ tiêu chuẩn khắt khe để xuất khẩu sang các thị trường quốc tế khó tính như New Zealand, Australia… ", ông Dũng cho biết.

Mặc dù dầu gạo được người Nhật ưa chuộng cả thế kỷ và dần trở thành xu hướng tiêu dùng trên thế giới, song ngay tại Việt Nam – một quốc gia lúa nước, sản phẩm này vẫn còn mới mẻ với phần lớn người dùng Việt. Một phần nguyên do là giá thành dầu gạo cao cấp cao nhỉnh hơn khoảng 10% so với các loại dầu thông dụng khác (đậu nành, hướng dương...). Ngoài ra, người dùng còn có xu hướng chọn các loại dầu vàng nhạt, dẫn đến hiểu lầm không đáng có về màu sắc sánh sẫm của dầu gạo.

Theo chuyên gia Nhật, cần từ 150 kg đến 200 kg lúa gạo mới cung cấp đủ lượng cám để sản xuất 1 lít dầu gạo. Hơn nữa, công nghệ tinh chế dầu gạo phức tạp hơn cả dầu ôliu, đòi hỏi phải xử lý cám gạo trong vòng tối đa 6h sau khi tách khỏi hạt gạo nhằm giữ được hàm lượng Gamma-Oryzanol cao nhất. Hai yếu tố này lý giải giá thành có phần cao hơn của dầu gạo, song người Nhật sành sỏi vẫn lựa chọn loại dầu này vì nhiều lợi ích quý giá với sức khỏe.

Ngoài các báo cáo thảo luận, ICRBO 2018 còn có hoạt đồng:

img

img

Vinh danh những doanh nghiệp có nhiều thành tựu, cống hiến cho sự phát triển của ngành dầu gạo.

img

Cuộc thi nghiên cứu về công dung của dầu gạo cho sức khỏe con người dành cho sinh viên quốc tế.

img

img

Các gian hàng trưng bày, giới thiệu các sản phẩm liên quan đến dầu gạo.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem