Vì sao Tổng thống Sri Lanka quyết đòi lại cảng biển TQ thuê 99 năm?

Đăng Nguyễn - Straits Times Thứ hai, ngày 02/12/2019 11:55 AM (GMT+7)
Tân Tổng thống Sri Lanka, Gotabaya Rajapaksa kêu gọi các quốc gia trong khu vực và phương Tây tích cực đầu tư vào đảo quốc để tạo đối trọng với Trung Quốc.
Bình luận 0

img

Tân Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa có chuyến thăm Ấn Độ hồi tuần trước.

Theo Straits Times, ông Rajapaksa cảnh báo trên báo Ấn Độ The Hindu hôm 1.12, rằng các quốc gia châu Á khác cũng đang bị Trung Quốc mời gọi vào Sáng kiến Vành đai Con đường mà chưa có giải pháp thay thế.

Sri Lanka từng là đồng minh thân cận của Ấn Độ, nhưng trải qua một giai đoạn dài làm thân với Trung Quốc, từng vay Trung Quốc 7 tỉ USD để đầu tư và phát triển, trong giai đoạn từ năm 2005-2015.

"Tôi muốn kêu gọi Ấn Độ, Nhật Bản, Singapore, Úc và các nước khác hãy đến đầu tư", ông Rajapaksa nói trong chuyến thăm Ấn Độ. Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi ông Rajapaksa đắc cử tổng thống hồi tháng trước. “Trung Quốc đang triển khai Sáng kiến Vành đai Con đường ở khắp nơi. Sri Lanka và các nước khác ở châu Á đang cùng gặp một vấn đề”.

Ấn Độ là một trong những quốc gia lo ngại nhất đến chính sách toàn cầu của Trung Quốc, rằng Bắc Kinh có thể mở rộng sự hiện diện quân sự ở Ấn Độ Dương, nơi được coi là sân sau của New Delhi.

Trung Quốc đã và đang đầu tư hàng trăm tỉ USD vào mạng lưới hải cảng, đường sắt, cơ sở hạ tầng, khu kinh tế trên khắp châu Á, châu Phi, Trung Đông và cả châu Âu.

Ông Rajapaksa cũng tái xác nhận rằng mình sẽ đàm phán lại thỏa thuận của người tiền nhiệm ký với Trung Quốc, trong vấn đề cảng biển chiến lược Hambantota. Đây là cảng biển quan trọng đóng vai trò kết nối Âu-Á.

“Tôi tin rằng chính phủ Sri Lanka cần phải nắm quyền kiểm soát mọi dự án chiến lược như Hambantota”, ông Rajapaksa nói trong cuộc phỏng vấn.

“Các thế hệ sau sẽ chê trách nếu chúng ta cho đi những tài sản quý giá”, tân Tổng thống Sri Lanka ám chỉ việc giao cảng chiến lực cho Trung Quốc thuê trong vòng 99 năm.

Chính phủ Sri Lanka năm 2017 đã buộc phải đồng ý với thỏa thuận vì không thể trả số tiền vay của Trung Quốc để xây cảng. Điều này phản ánh mối lo ngại của Ấn Độ và các nước phương Tây, rằng Trung Quốc đang khiến các quốc gia nằm trong Sáng kiến Vành đai Con đường rơi vào bẫy nợ.

Ông Rajapaksa muốn hủy bỏ thỏa thuận, lấy lại quyền kiểm soát cảng biển và cam kết sẽ trả nợ Trung Quốc đúng hạn. Tuy nhiên, rất khó có khả năng Bắc Kinh nhượng bộ để xem xét lại thỏa thuận.

Tân Tổng thống Sri Lanka cũng khẳng định quốc gia láng giềng Ấn Độ không có lý do gì phải lo lắng về quan hệ Sri Lanka-Trung Quốc. “Tôi biết họ có nghi ngờ, nhưng đó là hiểu lầm. Tôi khẳng định các thỏa thuận với Trung Quốc chỉ dừng ở mục đích thương mại”.

Quốc gia nếm “trái đắng” vì đập thủy điện 1,7 tỷ USD Trung Quốc xây

Một con đập khổng lồ được kỳ vọng sẽ giúp Ecuador thoát khỏi sự nghèo đói, nhưng nó lại tạo thành một bê bối quốc...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem