Vì sao Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng “siết” room ngoại?

Hoàng Nhật Thứ ba, ngày 18/12/2018 15:25 PM (GMT+7)
Tập đoàn Vingroup từng lấy kiến cổ đông đối với việc hủy bỏ tỷ lệ phong tỏa về sở hữu nước ngoài đối với cổ phần phổ thông của Vingroup cách đây hơn 1 năm. Song khá bất ngờ khi ít ngày trước Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) vừa quyết định điều chỉnh giảm tỷ lệ sở hữu nước ngoài (room ngoại) đối với mã chứng khoán VIC của Vingroup xuống 40%.
Bình luận 0

img

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng. (Ảnh: I.T)

Việc điều chỉnh giảm tỷ lệ sở hữu nước ngoài (room ngoại) từ 41% xuống 40% đối với mã chứng khoán VIC của Tập đoàn Vingroup do ông Phạm Nhật Vượng làm Chủ tịch HĐQT được bắt đầu từ ngày 6.12.

Theo Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), việc “siết room” ngoại đối với mã chứng khoán VIC được căn cứ theo công văn số 7897/UBCK-QLCB ngày 29.11.2018 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và công văn số 1016/2018/VC-TGĐ-VINGROUP về việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài của mã chứng khoán VIC. Thời gian điều chỉnh

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2018, ĐHĐCĐ Vingroup đã thông qua tờ trình về việc rút các ngành, nghề kinh doanh của Vingroup có tỷ lệ hạn chế sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài dưới 49% theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam và/hoặc pháp luật Việt Nam có liên quan (ngành nghề kinh doanh hạn chế). Theo đó, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tối đa tại Vingroup sau khi rút các ngành nghề kinh doanh hạn chế là 49%.

Đồng thời, thông qua việc sửa đổi điều lệ tập đoàn do rút các ngành, nghề kinh doanh hạn chế.

Gần đây, Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã công bố việc chuẩn bị chào bán trái phiếu ra công chúng với số lượng phát hành là 20 triệu trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không được đảm bảo bằng tài sản với tổng giá trị 2.000 tỷ đồng. Mục đích của đợt phát hành trái phiếu này nhằm cơ cấu lại các khoản nợ của Tổ chức phát hành, nhằm lành mạnh hóa các chỉ tiêu tài chính. Trước mắt, Vingroup sẽ thanh toán gốc trái phiếu VIC11504 vào ngày 27.12 với số tiền 1.000 tỷ đồng và 1.000 tỷ đồng còn lại sẽ dùng để thanh toán gốc trái phiếu VIC11707 vào ngày 28.2.2019.

Còn trong năm 2018 Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã liên tục công bố thông tin hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, phát triển nhiều dự án mới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như sản xuất ô tô, xe máy điện; sản xuất điện thoại thông minh; nghiên cứu-phát triển công nghệ. Mới nhất là thông tin về ngày 14.12 tới sẽ ra mắt điện thoại Vsmart.

Đây là một phần trong kế hoạch chuyển đổi của Vingroup trong 10 năm tới. Theo đó, mảng kinh doanh dịch vụ sẽ chỉ còn chiếm tỷ lệ cao thứ ba của tập đoàn, không còn là phần quan trọng nhất. Tập đoàn sẽ tập trung vào công nghiệp sản xuất ô tô, xe máy, di động và nhiều lĩnh vực khác.

Song cũng liên quan tới hoạt động đầu tư của Vingroup, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch vào tháng 10 đã công bố báo cáo xếp hạng Tập đoàn Vingroup với việc giữ nguyên mức xếp hạng tín nhiệm của Vingroup là B+, nhưng hạ triển vọng từ Ổn định xuống Tiêu cực.

Theo tổ chức này, việc hạ triển vọng xếp hạng tín nhiệm do Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vay vốn để tài trợ cho lĩnh vực sản xuất ô tô, xe máy điện VinFast, khiến rủi ro đòn bẩy tài chính tăng lên. Tỷ lệ đòn bẩy tài chính của Vingroup, theo đánh giá của Fitch, sẽ tăng lên 58% vào năm 2018, so với mức 45% năm 2017.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Việt Quang, Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Vingroup cho rằng điều này đã nằm trong dự liệu của tập đoàn.

Những diễn biến kể trên có phần trái ngược so với thời điểm cuối năm 2017, khi Tập đoàn Vingroup công bố nội dung tờ trình lấy kiến cổ đông bằng văn bản đối với việc hủy bỏ tỷ lệ phong tỏa do đã tiến hành xong chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu.

Ở thời điểm đó, điều này có nghĩa sẽ không còn bất kỳ hạn chế nào về sở hữu nước ngoài đối với cổ phần phổ thông của Vingroup nếu như được hội đồng cổ đông thông qua. Theo luật định, ngành nghề kinh doanh của Vingroup sẽ có tỷ lệ sở hữu nước ngoài là 49%.

Năm 2012, Tập đoàn Vingroup đã hoàn thành việc phát hành trái phiếu chuyển đổi quốc tế với tổng giá trị 300 triệu USD và niêm yết các trái phiếu này trên Sở giao dịch chứng khoán Singapore.

Tại ĐHĐCĐ thường niên các năm 2012 cho đến năm 2016 đã phê duyệt áp dụng thêm, duy trì hoặc thay đổi mức phong tỏa tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài.

Năm 2012 và 2013, tỷ lệ phong tỏa là 27%, dẫn đến tỷ lệ sở hữu nước ngoài còn lại là 22%. Năm 2014 và 2015, tỷ lệ phong tỏa là 20%, dẫn đến tỷ lệ sở hữu nước ngoài còn lại là 29%. Đến năm 2016, Vingroup điều chỉnh hạ tỷ lệ phong tỏa xuống còn 10% dẫn đến tỷ lệ sở hữu nước ngoài còn lại là 39%.

Tuy nhiên, thay đổi này vào năm 2016 chưa được đăng ký với Ủy ban chứng khoán Nhà nước (SSC) và Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HOSE). Do đó tỷ lệ phong tỏa vẫn là 20% và tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài còn lại là 29%.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem