Thứ sáu, 29/03/2024

Viện lý do "bất khả kháng", FLC xin xem xét lại việc hủy niêm yết cổ phiếu

15/02/2023 6:13 AM (GMT+7)

FLC khẩn thiết kiến nghị cơ quan quản lý xem xét lại về việc huỷ niêm yết cổ phiếu FLC, trong đó cần thiết xem xét đến các lý do khách quan, cũng như hoàn cảnh bất khả kháng của doanh nghiệp trong việc thực hiện các nghĩa vụ công bố thông tin.

Viện lý do "bất khả kháng", FLC xin xem xét lại việc hủy niêm yết cổ phiếu - Ảnh 1.

Cổ phiếu FLC của Công ty CP Tập đoàn FLC (FLC) bị hủy niêm yết vào ngày 20/2 tới đây, vì vi phạm trong công bố thông tin. Ảnh: IT

Ngay sau khi Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM ( HoSE) có thông tin về việc hủy niêm yết cổ phiếu FLC của Công ty CP Tập đoàn FLC (FLC) vào 20/2 tới đây, vì vi phạm trong công bố thông tin, chiều 14/2, lãnh đạo FLC đã có công văn kiến nghị cơ quan quản lý xem xét lại về việc huỷ niêm yết cổ phiếu FLC, trong đó có xem xét lý do khách quan như hoàn cảnh bất khả kháng của doanh nghiệp…

Cụ thể, theo  công văn của FLC, trong thời gian gần đây, Tập đoàn FLC và các đơn vị thành viên phải đối mặt với nhiều nguy cơ, khó khăn trong quá trình hoạt động do bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các thông tin, cũng như các vấn đề phát sinh liên quan đến việc một số cựu lãnh đạo bị tạm giam để điều tra.

Một trong những ảnh hưởng nghiêm trọng từ sự việc nêu trên là trong thời gian dài, Tập đoàn FLC không thể tìm kiếm được Công ty kiểm toán chấp thuận kiểm toán cho báo cáo tài chính (BCTC) của FLC.

Sau rất nhiều nỗ lực, ngày 20/9/2022, FLC đã chính thức ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán với Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY. Theo đó, UHY sẽ là đơn vị cung cấp dịch vụ kiểm toán các BCTC năm 2021 của FLC.

Tuy nhiên, do nhiều lý do khách quan, đến thời điểm hiện tại, FLC vẫn chưa nhận được kết quả kiểm toán của UHY.

Xác định việc chưa có Báo cáo kiểm toán xuất phát từ các nguyên nhân bất khả kháng, FLC đã liên tiếp có văn bản gửi các cơ quan quản lý nhà nước để giải trình và kiến nghị cơ quan quản lý xem xét, hỗ trợ.

Viện lý do "bất khả kháng", FLC xin xem xét lại việc hủy niêm yết cổ phiếu - Ảnh 2.

Kiến nghị của FLC về việc xem xét lại quyết định hủy niêm yết.

Cụ thể, tại văn bản số 478/FLC-VPTĐ ngày 25/8/2022, FLC đã "đề nghị Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xem xét và có chỉ đạo tới Sở Giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE) về việc chấp thuận tình trạng Tập đoàn FLC chưa có BCTC kiểm toán là sự kiện bất khả kháng, không xem xét về việc đình chỉ giao dịch/huỷ niêm yết đối với Tập đoàn FLC cho đến khi Bộ Tài chính chỉ định được Công ty kiểm toán kiểm toán và Công ty kiểm toán hoàn tất kiểm toán BCTC của Tập đoàn FLC".

Tiếp theo đó, ngày 10/2/2023, FLC tiếp tục có văn bản đề nghị UBCKNN và HOSE "chấp thuận tình trạng Tập đoàn FLC chưa có BCTC kiểm toán là sự kiện bất khả kháng", "hướng dẫn Công ty kiểm toán nhanh chóng hoàn tất kiểm toán BCTC của Tập đoàn FLC"; "không xem xét về việc đình chỉ giao dịch/huỷ niêm yết đối với Tập đoàn FLC cho đến khi Công ty kiểm toán hoàn tất kiểm toán BCTC của Tập đoàn FLC".

Đến ngày 14/2/2023, FLC nhận được quyết định huỷ niêm yết cổ phiếu FLC của HOSE từ ngày 20/2/2023, với lý do "vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin".

Nhận thức lý do bị huỷ niêm yết xuất phát từ việc chưa công bố BCTC kiểm toán, trong khi việc này nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp và là sự kiện bất khả kháng không thể khắc phục được trong thời gian ngắn, FLC đã tiếp tục có văn bản kiến nghị mới nhất gửi cơ quan quản lý.

"FLC khẩn thiết kiến nghị cơ quan quản lý xem xét lại về việc huỷ niêm yết cổ phiếu, trong đó cần đặc biệt xem xét đến các lý do khách quan, cũng như hoàn cảnh bất khả kháng của doanh nghiệp trong việc thực hiện các nghĩa vụ công bố thông tin như đã giải trình nêu trên", phía FLC đề xuất.

Theo FLC, phía DN đang nỗ lực hết sức mình để xúc tiến các lộ trình công bố thông tin theo quy định và rất mong tiếp tục nhận được sự đồng hành, chia sẻ của quý cổ đông, đối tác; cũng như sự hỗ trợ kịp thời từ cơ quan quản lý để Tập đoàn có thể đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp, cổ đông và góp phần ổn định tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (29/3): Mảng cho vay ký quỹ sẽ giúp Chứng khoán HSC tăng thêm thị phần?

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (29/3): Mảng cho vay ký quỹ sẽ giúp Chứng khoán HSC tăng thêm thị phần?

Tính đến 31/12/2023, dư nợ cho vay ký quỹ của HSC đạt hơn 12.135 tỷ đồng, tăng 64% so với cùng kỳ. MSVN cho biết sự vận hành của hệ thống KRX kỳ vọng sẽ hỗ trợ tăng thanh khoản giao dịch và tăng giá của các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, sẽ giúp cho mảng môi giới và ký quỹ của HSC được cải thiện.

Lần đầu "chia tiền" sau 1 thập kỷ, cổ phiếu Techcombank hút dòng tiền cá mập hơn 1.455 tỷ đồng

Lần đầu "chia tiền" sau 1 thập kỷ, cổ phiếu Techcombank hút dòng tiền cá mập hơn 1.455 tỷ đồng

Chính sách chia cổ tức và phát hành cổ phiếu thưởng của Techcombank trình cổ đông là một sự thay đổi lớn của Techcombank sau 10 năm liên tiếp giữ lại lợi nhuận để củng cổ nền tảng vốn, phát triển kinh doanh.

VNDirect bị "tấn công" và lời cảnh báo nóng của chuyên gia

VNDirect bị "tấn công" và lời cảnh báo nóng của chuyên gia

Chuyên gia lưu ý, tất cả các công ty chứng khoán khác dù công nghệ có mạnh cỡ nào vẫn dễ gặp phải tình huống tương tự VNDirect nếu nhân viên của họ thiếu ý thức, mất cảnh giác với các đường link "lạ".

Nguồn vốn "khủng" mới cho các doanh nghiệp nền tảng số, đến 1 tỷ USD

Nguồn vốn "khủng" mới cho các doanh nghiệp nền tảng số, đến 1 tỷ USD

Ngân hàng HSBC toàn cầu vừa công bố Quỹ Tăng trưởng ASEAN (ASEAN Growth Fund) trị giá 1 tỷ USD nhằm giúp các doanh nghiệp nền tảng số ở Việt Nam và khu vực mở rộng quy mô hoạt động trong bối cảnh nền kinh tế số đang bùng nổ.

Moody’s nâng bậc, nâng hạng cho 2 ngân hàng Việt Nam

Moody’s nâng bậc, nâng hạng cho 2 ngân hàng Việt Nam

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Moody’s vừa nâng bậc nhiều chỉ số xếp hạng quan trọng cho một ngân hàng ở Việt Nam, và nâng hạng triển vọng cho một nhà băng khác.

Bị kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục năm thứ 7 liên tiếp, HAGL giải trình gì?

Bị kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục năm thứ 7 liên tiếp, HAGL giải trình gì?

Hoàng Anh Gia Lai báo lãi 1.125 tỷ đồng năm 2022 và vừa lãi tiếp 1.782 tỷ đồng trong năm 2023. Tuy nhiên, Công ty kiểm toán Ernst & Young vẫn nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp này và đây cũng là năm thứ 7 liên tiếp kiểm toán đặt nghi ngờ với DN nhà bầu Đức.