Việt Nam bắt đầu nhập khẩu ồ ạt mặt hàng than, khoáng sản và dầu thô

An Linh Thứ hai, ngày 01/05/2023 16:02 PM (GMT+7)
Việt Nam đang ngày càng phải nhập khẩu nhiều hơn các loại nguyên liệu, khoáng sản về nước do nhu cầu phát triển kinh tế, do việc hạn chế xuất khẩu tài nguyên hoặc do sự phát triển nóng của nhiệt điện than.
Bình luận 0

Việt Nam bắt buộc phải nhập khẩu hàng loạt mặt hàng nguyên, nhiên liệu chiến lược

Thống kê trong 5 năm trở lại đây, các loại nguyên liệu, nhiên liệu khoáng sản Việt Nam nhập khẩu ngày càng nhiều như than, dầu thô, khoáng sản. Việt Nam không còn là nước xuất khẩu than, dầu thô quy mô lớn trong khu vực như trước kia.

Thống kê, tính đến giữa tháng 4/2023, Việt Nam đã nhập hơn 3,2 triệu tấn dầu thô, tăng gần 1 triệu tấn so với cùng kỳ hai năm về trước. Với than đá, Việt Nam ngày càng nhập khẩu nhiều hơn, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, ước tính đến giữa tháng 4/2023, cả nước nhập hơn 10 triệu tấn, tăng 2 triệu tấn so với cùng kỳ 2022 và tương đương lượng than nhập khẩu tháng 4/2023.

Việt Nam bắt đầu kỷ nguyên nhập khẩu ồ ạt mặt hàng than, khoáng sản và dầu thô - Ảnh 1.

Việt Nam phải nhập ồ ạt các mặt hàng than đá, dầu thô, khoáng sản trong 5 năm trở lại đây (Ảnh Vietnamnet).

Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, từ năm 2018, Việt Nam bắt đầu nhập khẩu ồ ạt các loại nguyên liệu, khoáng sản nói trên. Cụ thể, năm 2018, nếu Việt nam chỉ nhập hơn 14,6 triệu tấn quặng và khoáng sản, thì đến năm 2019 là 16,3 triệu tấn, năm 2020 là 19,3 triệu tấn, năm 2021 là 26 triệu tấn và năm 2022 là hơn 20 triệu tấn.

Với than, năm 2018, Việt Nam chỉ nhập khoảng 22,8 triệu tấn, năm 2019 tăng lên 43,8 triệu tấn, năm 2020 là hơn 54,8 triệu tấn, các năm 2021 và 2022, Việt Nam nhập trên 32-36 triệu tấn/năm.

Với dầu thô, năm 2018, Việt Nam chỉ nhập hơn 5,17 triệu tấn dầu thô, năm 2019 là 7,7 triệu tấn, các năm 2020, 2021 và 2022, Việt Nam đều nhập trên 10 triệu tấn/ năm.

Về kim ngạch, trong năm 2018, Việt Nam chỉ bỏ ra hơn 6,45 tỷ USD nhập ba loại tài nguyên, khoáng sản và nguyên liệu nói trên, nhưng giá trị nhập khẩu các mặt hàng này tăng dần theo các năm và tăng dần theo khối lượng nhập khẩu.

Năm 2019, kim ngạch nhập khoáng sản - quặng, than và dầu thô đạt gần 9 tỷ USD, năm 2020 là gần 9,5 tỷ USD, năm 2021 tăng lên 13,5 tỷ USD và cao nhất là năm 2022 là 17,5 tỷ USD.

Về đối tác nhập khẩu, hiện Việt Nam nhập than nhiều nhất từ Indonesia, Nga (chiếm khoảng 80%) tổng lượng, trong khi đó dầu thô Việt Nam nhập khẩu hầu hết từ Trung Đông, Trung Quốc và Hàn Quốc. Các mặt hàng khoáng sản, Việt Nam nhập từ Trung Quốc, Indonesia, Ấn độ.

Về xuất khẩu, hiện các mặt hàng xuất khẩu thô và sơ chế Việt Nam đã giảm lượng và giá trị. Năm 2022, Việt Nam chỉ xuất khoảng 2,7 triệu tấn dầu thô, cùng 1,1 triệu tấn than các loại. Lượng xuất khẩu các mặt hàng nguyên liệu thô này của Việt Nam suy giảm hàng chục % so với trước đây.

Theo giới chuyên gia kinh tế, việc suy giảm xuất khẩu than, khoáng sản, dầu thô của Việt Nam là do việc Việt Nam hạn chế xuất khẩu các sản phẩm thô sơ để phục vụ sản xuất trong nước. Đơn cử như dầu thô phục vụ nhà máy lọc dầu Bình Sơn, than phục vụ các nhà máy nhiệt điện trong nước.

Ở chiều ngược lại, Việt Nam tăng nhập khẩu các mặt hàng này do quy mô phát triển của ngành lọc dầu của Việt Nam ngày càng lớn. Việt Nam có hai nhà máy lọc dầu là Dung Quất và Nghi Sơn đều phải nhập khẩu một phần hoặc hoàn toàn từ nước ngoài.

Trong khi đó, than và khoáng sản, Việt Nam bắt đầu siết chặt việc khai thác và xuất khẩu thô sơ, hạn chế tối đa xuất khẩu các mặt hàng này. Việc phát triển ồ ạt các nhà máy nhiệt điện than kéo theo việc bắt buộc phải nhập khẩu ngày càng lớn than từ nước ngoài.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem