Thứ bảy, 20/04/2024

Việt Nam - “Ngôi sao đang lên” để trở thành con hổ mới của châu Á

19/08/2022 1:00 PM (GMT+7)

Nhờ chiến lược công nghiệp hóa được dẫn dắt bởi nguồn vốn đầu tư nước ngoài, Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất và xuất khẩu của khu vực, một "ngôi sao đang lên" trong chuỗi cung ứng toàn cầu. z

Việt Nam - “Ngôi sao đang lên” để trở thành con hổ mới của châu Á - Ảnh 1.

Sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty Youngbag Việt Nam, Khu công nghiệp Bình Xuyên (Vĩnh Phúc). (Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN)

Hãng Sputnik (Nga) đưa tin Việt Nam đang vươn mình mạnh mẽ để trở thành "con hổ kinh tế mới" của châu Á và đất nước Đông Nam Á này xứng đáng với kỳ vọng về những bước chuyển mình mạnh mẽ của một "ngôi sao đang lên" trong khu vực.

Tại Diễn đàn kinh doanh 2022 của Forbes Việt Nam diễn ra ngày 4/8 ở Thành phố Hồ Chí Minh, ông Brian Lee Shun Rong, nhà nghiên cứu kinh tế vĩ mô về Việt Nam, Campuchia, Lào và Myanmar của Ngân hàng đầu tư Maybank, đã có bài phát biểu, trong đó ông gọi Việt Nam là "ngôi sao đang lên" trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Sputnik dẫn lời ông Brian Lee Shun Rong khẳng định Việt Nam sẽ là một "con hổ mới" của châu Á, sau Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan, Hong Kong của Trung Quốc.

Phát biểu tại Diễn đàn với chủ đề “Vươn mình thành con hổ mới của châu Á,” chuyên gia Brian Lee Shun Rong đánh giá các lợi thế cạnh tranh của Việt Nam cũng như các rào cản và thách thức trên con đường trở thành một “con hổ mới” của khu vực. Cụ thể, chuyên gia cho rằng, với sự dẫn dắt của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nền công nghiệp Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ.

Theo số liệu của Maybank, cả nguồn vốn FDI rót vào Việt Nam lẫn kim ngạch xuất khẩu trong 10 năm qua đều “lớn hơn tất cả nước Đông Nam Á khác.” Đặc biệt, ngành hàng điện tử, điện thoại đã vượt qua dệt may để trở thành lĩnh vực đóng góp kim ngạch xuất khẩu cao nhất.

Điều này cho thấy Việt Nam đã nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu. Cùng với đó, năng suất làm việc của người lao động cũng tăng trưởng nhanh hơn các nước ASEAN khác.

Ông Brian Lee Shun Rong đánh giá cao môi trường kinh doanh nhất quán tại Việt Nam, mà theo ông là có sự hỗ trợ rất lớn cho các doanh nghiệp nước ngoài.

Ông nhấn mạnh: “Việt Nam đạt được tốc độ phát triển mạnh mẽ trong thập niên qua nhờ chiến lược công nghiệp hóa được dẫn dắt bởi nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Nhờ chiến lược này, Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất và xuất khẩu của khu vực, một ‘ngôi sao đang lên’ trong chuỗi cung ứng toàn cầu.”

Số liệu của Maybank cho thấy, chỉ số đo lường mức độ hạn chế trong chính sách đối với FDI của Việt Nam đã giảm hơn một nửa trong vòng 10 năm, từ 2010-2020. Trong khi đó, số hiệp định thương mại tự do chỉ đứng sau Singapore, minh chứng cho độ mở cao của nền kinh tế đối với thương mại và đầu tư nước ngoài. Sự cạnh tranh về nguồn cung lẫn chi phí nhân lực cũng là ưu thế của Việt Nam.

Ông Brian Lee cũng nêu ba tiềm năng Việt Nam cần tận dụng để thúc đẩy nền kinh tế số gồm: nguồn vốn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ đang ở giai đoạn thuận lợi; đông đảo người tiêu dùng trẻ sẵn sàng dùng dịch vụ nền tảng số cao; và chi phí kết nối Internet đang ở mức hợp lý, tạo khả năng tiếp cận cao cho đại đa số người dân.

Ông Brian khuyến nghị rằng “muốn trở thành con hổ kinh tế tiếp theo, Việt Nam cần cơ sở hạ tầng đẳng cấp thế giới, lực lượng lao động có kỹ năng phù hợp, doanh nghiệp nội địa cần nâng tầm trong chuỗi cung ứng toàn cầu và tăng trưởng dựa trên động lực chuyển đổi số.”

Nhận định nền kinh tế Việt Nam bắt đầu quay lại quỹ đạo tăng trưởng trước đại dịch, tuy nhiên, theo ông Đặng Cường - CEO PHC Media cho rằng đất nước đang gặp phải nhiều thách thức như trong bối cảnh xung đột địa chính trị tại một số điểm nóng trên thế giới tác động đến thị trường hàng hóa và nguyên liệu đầu vào.

Việt Nam - “Ngôi sao đang lên” để trở thành con hổ mới của châu Á - Ảnh 2.

Chuyên gia khuyến nghị doanh nghiệp nội địa cần nâng tầm trong chuỗi cung ứng toàn cầu và tăng trưởng dựa trên động lực chuyển đổi số. (Ảnh: Đồng Thúy/TTXVN)


Chuyên gia cũng lưu ý đến việc chính sách điều hành tiền tệ kích cầu kinh tế tại Mỹ và EU đã đẩy tỷ lệ lạm phát lên mức cao nhất trong vài thập niên hay sự lệch pha trong điều hành và kích cầu kinh tế giữa các nền kinh tế lớn cũng tạo ra quan ngại về biến động tỷ giá và chiến tranh tiền tệ.

CEO PHC Media Đặng Cường khẳng định: “Dù có những thách thức, nhưng trong dài hạn, Việt Nam vẫn là địa chỉ đầu tư hấp dẫn với nhiều lợi thế như vị trí địa lý thuận lợi, thị trường tiêu dùng rộng lớn, cơ cấu dân số trẻ và lực lượng lao động dồi dào, năng động cùng tầng lớp trung lưu tăng trưởng thuộc nhóm nhanh nhất thế giới.”

Ông Nguyễn Xuân Thành, chuyên gia kinh tế, giảng viên Trường Chính sách công và quản lý Fullbright, cũng cho rằng Việt Nam đang kiểm soát rất tốt vấn đề lạm phát và các chính sách tài khóa, tiền tệ.

Theo ông, kể cả khi giá dầu thế giới tăng trở lại, chỉ cần không vượt mức đỉnh 120 USD/thùng thì tình hình kinh tế Việt Nam năm 2022 vẫn khả quan, có thể đảm bảo lạm phát dưới 4% và tăng trưởng GDP trên 7%.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xóa ám ảnh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Xóa ám ảnh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Mặc dù thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã "rã đông" nhưng vẫn chưa thực sự khởi sắc bởi tâm lý nhà đầu tư chưa thoát khỏi nỗi ám ảnh. Xếp hạng tín dụng được xem là một giải pháp tăng niềm tin đầu tư, nâng bền vững thị trường.

Xe điện khuấy động thị trường taxi

Xe điện khuấy động thị trường taxi

Tiềm năng của thị trường gọi xe công nghệ ở Việt Nam còn rất lớn, các doanh nghiệp dẫn đầu đang vẽ lại bức tranh thị trường

Quyết liệt kiểm soát thị trường vàng

Quyết liệt kiểm soát thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước sẽ triển khai ngay giải pháp tăng cung vàng miếng để xử lý tình trạng giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch cao

NHNN đề xuất giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng nhận chuyển giao TCTD yếu kém

NHNN đề xuất giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng nhận chuyển giao TCTD yếu kém

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 30/2019/TT-NHNN quy định về thực hiện dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với dự kiến sẽ sửa đổi, bổ sung 4 điều trong Thông tư 30 là Điều 3, Điều 7, Điều 13 và Điều 16.

Giá vàng liên tục "nhảy số", bất thường nằm ở đâu?

Giá vàng liên tục "nhảy số", bất thường nằm ở đâu?

Giá vàng không còn đứng ở mức đỉnh "chót vót" ghi nhận trong ngày hôm qua đối với vàng nhẫn 9999, song giá vàng miếng SJC vẫn đang "đu đỉnh" gần 85 triệu đồng/lượng. Các chuyên gia chỉ điểm "bình thường" và "bất thường" khi vàng "nhảy múa".

Đất nền tan băng nhưng khó sốt

Đất nền tan băng nhưng khó sốt

Trong khi phân khúc chung cư tăng giá vùn vụt suốt cả năm 2023 kéo dài tới hiện tại vẫn ở biểu đồ đi lên thì đất nền, nhất là đất ven đô lại "ngủ" khá lâu.