Vĩnh Phúc: Vì sao ông lão "dở hơi" dành cả đời sưu tầm đồ cổ rồi lại tự tay gắn hết lên tường?

Lương Hạnh - Hoàng Chiến Thứ hai, ngày 24/08/2020 06:25 AM (GMT+7)
Ông Nguyễn Văn Trường (xã Chấn Hưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) đã dành nhiều năm rong ruổi khắp mọi miền đất nước để sưu tầm, lưu giữ khoảng 10.000 chiếc bát, đĩa cổ. Việc làm này bị tất cả mọi người cho là dở hơi.
Bình luận 0

"Dị nhân" nghèo với thú chơi "lạ" tốn tiền tại Vĩnh Phúc.

Ngang dọc đất nước, sưu tầm chén, bát cổ

Năm nay hơn 60 tuổi, mái tóc cùng bộ râu đã bạc, làn da đen, sạm lại nhưng ánh mắt của ông Nguyễn Văn Trường vẫn đầy tự hào khi nhìn vào ngôi nhà mà ông xây dựng nên.

Từng mảnh bát vỡ, chiếc xèng, đồng xu hay chum, vại sứ,..mà ông đã đi ngang dọc đất nước để sưu tầm, mua và mang về luôn được ông nâng niu, trân trọng.

"Dị nhân" nghèo với thú chơi "lạ" tốn tiền tại Vĩnh Phúc - Ảnh 2.

Chân dung người đàn ông dành cả cuộc đời cho đam mê sưu tập và lưu giữ đĩa, chén cổ Nguyễn Văn Trường.

Tiếp chuyện phóng viên Báo Điện tử Dân Việt, ông Trường cho biết cơ duyên để mình thực hiện công việc, đam mê sưu tầm đồ cổ. Trước đây, ông làm nghề chính là sơn mộc, chủ yếu đi sơn bàn ghế gỗ. Vào năm 1986, khi đang đi sơn bàn ghế cho một nhà sưu tập đồ cổ đặc biệt là bát đĩa, chàng trai trẻ năm ấy đã gặp một ông lão cũng là người truyền cảm hứng vẻ đẹp của những món đồ truyền thống.

Nghe ông lão đó giới thiệu về những đồ cổ có niên đại nhiều năm và những món đồ độc đáo được coi là độc nhất, ông Trường thích và bắt đầu sưu tầm bát đĩa cổ từ đó.

Từ Bắc chí Nam, bất kể nơi nào có bán, tặng đồ liên quan đến niềm đam mê sưu tập là đều có mặt ông "Trường già".

"Dị nhân" nghèo với thú chơi "lạ" tốn tiền tại Vĩnh Phúc - Ảnh 3.

Ngôi nhà được gắn những “lớp áo” đổ cổ cực kì độc lạ, khiến ai nhìn vào cũng rất thích thú.

Người đàn ông để râu dài cùng chiếc xe đạp mang tâm nguyện lưu giữ văn hóa dân tộc đi khắp đất nước. Từ vùng cao Na Hang (Chiêm Hóa), Mộc Châu, Sơn La cho đến các tỉnh miền Trung, Nam đủ cả. Có những người thì bán, cũng có những người tặng lại ông khi ông nhắc đến việc bản thân muốn sưu tầm, lưu giữ đồ cổ.

Khi được hỏi về việc làm sao để phân biệt thật giả lẫn lộn giữa các loại đồ cổ tràn lan, ông Trường cho biết: "Khoảng thời gian ấy chưa có đồ giả như bây giờ. Hơn nữa, tôi đã nhận sự chỉ bảo của người thầy năm xưa nên cũng có kinh nghiệm nhìn đồ.

10 năm trở lại gần đây mới bắt đầu xuất hiện đồ giả. Người ta vì lợi ích cá nhân mà làm giả những đồ vật đẹp đẽ truyền thống ấy, tôi thật sự rất buồn".

"Dị nhân" nghèo với thú chơi "lạ" tốn tiền tại Vĩnh Phúc - Ảnh 4.

Từ hàng tường rào, ông Trường cũng đính nhiều bát, đĩa cổ lên, trông rất bắt mắt.

Ngôi nhà 3 gian với thiết kế hết sức đơn giản nhưng mọi ngóc ngách đều có những chiếc bát, chiếc đĩa ông Trường cất công tìm về và gắn lên. Theo ông Trường, một số món đồ ông sưu tầm, mua lại có niên đại từ các thời Lý, Trần, Lê....

Ông Trường già nghèo với sở thích lạ đắt tiền

Năm 1989, ông Trường kết hôn và sinh con. Đồng lương làm thuê sơn mộc với ít thóc gạo tự cày cấy khiến ông phải đau đầu giữa việc đi làm nuôi gia đình và tiếp tục đam mê sưu tầm đồ cổ. Thế nên, bạn bè, gia đình, hàng xóm láng giềng đều cho rằng việc ông làm là dở hơi, ông Trường "người giời".

Những năm ông rong ruổi trên chiếc xe đạp cà tàng là thời gian khó nhăn nhất trong cuộc đời sưu tầm đồ cổ của ông.

"Dị nhân" nghèo với thú chơi "lạ" tốn tiền tại Vĩnh Phúc - Ảnh 5.

Hàng loạt chén, đĩa, bát cổ được cất giữ, dưới bàn tay xây dựng của người “kiến trúc sư không qua trường lớp”.

"Thời gian đầu khi để có kinh phí thu gom đồ cổ, tôi phải làm từ sơn bàn ghế cho mọi người đến làm ruộng. Làm ra được đồng nào tôi để phần lo cho vợ con, phần đề dành vào việc tìm lại những món đồ như chén, đĩa cổ, từ những người am hiểu đến những nơi thu gom đồng nát.

Giữa những năm 1994-1995, trong một lần thu mua cổ vật tại Na Hang (Chiêm Hóa, Tuyên Quang), chẳng may lao vào đống rơm ngã và vỡ hết số đồ cổ thua mua được. Tuy tiếc và buồn nhưng tôi vẫn cố nhặt lại những mảnh vỡ để mang về. Thế nào cũng không vứt đi", ông Trường vừa lau những món đồ, vừa nói với phóng viên.

Theo ông Trường, thời đó mỗi bát đĩa cổ có giá từ 90,000 - 200.00 đồng, tiền thời đó có giá nên khi không có tiền ông lại đi vay bạn bè để mua bằng được món đồ mình thích. Chính vì quá đam mê đồ cổ nên cuộc sống cơm cháo, nuôi con cái đều dựa vào người bạn đời của ông.

"Dị nhân" nghèo với thú chơi "lạ" tốn tiền tại Vĩnh Phúc - Ảnh 6.

Hình ảnh đồng xu được ông Trường sưu tầm, gắn lên xung quanh nhà.

Chia sẻ với PV, ông Trường cho biết, để tiết kiệm chi phí, mỗi lần đến các tỉnh xa, việc ngủ nghỉ của ông đều nhờ cả vào chính quyền địa phương tại đó.

Mỗi ngày, căn nhà của ông Trường luôn tấp nập khách ra vào. Những vị khách đến thăm quan như chúng tôi hoặc cũng có những vị khách nhận ông Trường làm thầy, đến để nhờ xem đồ cổ hộ, mọi người trêu ông: "Nhà ông Trường vài ngày lại hết một cân chè ấy nhỉ", nói xong tiếng cười vang cả khu nhà nhỏ của ông.

"Dị nhân" nghèo với thú chơi "lạ" tốn tiền tại Vĩnh Phúc - Ảnh 7.

Ngôi nhà đặc biệt của ông Trường đón rất nhiều khách đến chơi, nhờ ông xem đồ.

Được biết, ông Nguyễn Văn Trường có tham gia vào Hội cổ vật của tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 2010, ông đã tặng một số món đồ thờ cho bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc. Ông luôn quan niệm rằng mỗi một món đồ cổ mà ông thu nhặt về bản thân chúng đã có một câu chuyện, một linh hồn riêng.

Khi được hỏi về việc phát triển ngôi nhà, ông Trường khẳng định: "Không ai được phép đập phá ngôi nhà sau khi tôi khuất núi kể cả vợ con. Sau này, tôi vẫn sẽ tiếp tục sưu tầm và cơi nới để có diện tích trưng bày đồ cổ. Nền văn hóa Việt Nam ngày càng đi xuống, "chảy máu đồ cổ" sang nước ngoài. Mình là con cháu Việt, có thể lưu giữ được điều tốt đẹp này thì cố mà lưu giữ".

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem