Thứ sáu, 19/04/2024

"Lau sàn" sau 11 phiên tăng trần liên tiếp, trở thành cổ phiếu đắt nhất lịch sử, chuyện gì đang xảy ra với VNZ?

17/02/2023 9:17 PM (GMT+7)

Sau 11 phiên tăng vùn vụt và trở thành cổ phiếu đắt nhất lịch sử, với 1.562.500 đồng/cổ phiếu, phiên cuối tuần hôm nay, VNZ của Công ty CP VNG đã lao dốc, dư bán sàn 7.200 cổ phiếu và trắng bên mua.

"Lau sàn" sau 11 phiên tăng trần liên tiếp, trở thành cổ phiếu đắt nhất lịch sử, chuyện gì đang xảy ra với VNZ? - Ảnh 1.

Cổ phiếu VNZ trở thành tâm điểm của thị trường suốt 17 ngày của tháng 2. Ảnh: VNG

Phiên cuối tuần 17/2 là phiên điều chỉnh thứ 2 của cổ phiếu VNZ sau 11 phiên tăng vùn vụt, lên mức giá đắt nhất lịch sử 1.562.500 đồng/cổ phiếu, từ 240.000 đồng, tức gấp 7 lần so với ngày 31/1 - trước thời điểm ồ ạt tăng trần. Tạm đóng cửa phiên giao dịch ngày 17/2, cổ phiếu VNZ giảm 15%, tương ứng 215.000 đồng, xuống 1.219.500 đồng/cổ phiếu. Với giá này, VNZ hiện vẫn là cổ phiếu đắt nhất lịch sử chứng khoán Việt Nam.

Vào cuối phiên sáng, có 7.200 cổ phiếu dư bán sàn, nhưng bên mua trống trơn.

VNZ dứt đà tăng sau bản giải trình "văn mẫu" của VNG

Trước đó, trong phiên ngày 16/2, VNZ đã lần đầu đứt chuỗi 11 phiên tăng trần liên tiếp. Kết phiên 16/2, cổ phiếu đắt nhất lịch sử này giảm 4,32% xuống 1,3 triệu đồng/cổ phiếu. Việc giảm giá này khiến vốn hóa của VNG "bốc hơi" hơn 301 tỷ đồng.

Trong khi đó, khối lượng giao dịch lại cao nhất từ khi lên sàn, đến 10.600 đơn vị. Như vậy, nhà đầu tư đã bạo tay mua hôm qua thì nay đã mất ít nhất 15%.

Pha giảm giá bất ngờ này diễn ra chỉ 1 ngày sau khi VNZ ra văn bản giải trình lần 2 (15/2) cho việc giá cổ phiếu tăng trần 5 phiên liên tiếp tính từ ngày 8/2. Việc giải trình về đà tăng "nóng" của cổ phiếu VNZ thời gian qua, thị trường đánh giá VNG đã đưa ra "văn mẫu" không khác các cổ phiếu khác.

 VNZ "lau sàn" sau 11 phiên tăng trần liên tiếp lên hơn 1.500 đồng/cổ phiếu - Ảnh 1.

Thị giá VNZ sau 2 phiên quay xe, hiện ở mức giá cao nhất lịch sử sàn chứng khoán Việt Nam, với hơn 1,2 triệu đồng/cổ phiếu, nhưng dư bán sàn 7.200 cổ phiếu trong phiên 17/2.

Theo "văn mẫu" giải trình của VNG, giá cổ phiếu VNZ tăng hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu cung - cầu của thị trường chứng khoán và thị hiếu, nhu cầu, đánh giá của nhà đầu tư. Công ty không có bất kỳ sự can thiệp hay kiểm soát nào đối với diễn biến giá cổ phiếu VNZ trong thời gian qua.

Quan sát cũng cho thấy, trung bình mỗi phiên chỉ có khoảng 80-90 lệnh đặt mua cổ phiếu cùng với khối lượng trung bình vài nghìn đến vài chục nghìn đơn vị. Trong khi bên bán gần như không có.

VNZ - siêu cổ phiếu tăng trần độc lạ, phá vỡ mọi kỷ lục

Từ khi chính thức giao dịch trên UPCoM ngày 5/1/2023 đến 31/1/2023, thị giá VNZ “đứng im” do cổ phiếu không có thanh khoản. Đến phiên 1/2, VNZ mới có lệnh khớp đầu tiên, cũng là phiên bắt đầu chuỗi tăng trần “độc lạ”, với thanh khoản mỗi phiên vỏn vẹn 100 cổ phiếu. Khối lượng giao dịch chỉ bắt đầu thay đổi từ phiên thứ 8, tức ngày 10/2.

VNZ trở thành "siêu cổ phiếu" khi không những phá vỡ kỷ lục thị giá đắt đỏ nhất sàn chứng khoán, được giữ bởi BMC từ năm 2007, cổ phiếu của kỳ lân công nghệ VNG còn là cổ phiếu đầu tiên trong một phiên tăng trên 130.000 đồng/cổ phiếu. 8 phiên tăng trần liên tiếp đã đưa vốn hóa của VNG đến ngày 15/2 đạt 48.700 tỷ đồng, đưa khối tài sản của nhà sáng lập VNG Lê Hồng Minh tăng lên gần 4.800 tỷ đồng, nhiều lãnh đạo, người lao động doanh nghiệp này trở thành những doanh nhân nghìn tỷ.

"Lau sàn" sau 11 phiên tăng trần liên tiếp, trở thành cổ phiếu đắt nhất lịch sử, chuyện gì đang xảy ra với VNZ? - Ảnh 3.

VNZ đưa khối tài sản của nhà sáng lập VNG tăng mạnh lên khoảng 4.800 tỷ đồng. Ảnh: VNG

Ông Nguyễn Thế Minh - Giám đốc phân tích Chứng khoán Yuanta chia sẻ trên truyền thông, bản chất thị trường chứng khoán là cung cầu, phản ánh vào thanh khoản. Với VNZ, cổ phiếu đi lên không có thanh khoản, thì rủi ro cho người mua là không biết bán cho ai.

Chuỗi tăng của cổ phiếu VNZ diễn ra trong bối cảnh tình hình kinh doanh của "kỳ lân" công nghệ đầu tiên của Việt Nam không mấy tươi sáng. 

Lũy kế cả năm 2022, VNG ghi nhận doanh thu thuần đạt 7.800,6 tỷ đồng, tăng nhẹ so với năm trước, lỗ sau thuế  ở mức kỷ lục 1.315,4 tỷ đồng. Đây là mức lỗ kỷ lục trong lịch sử hoạt động của công ty này, trong khi năm 2021 chỉ lỗ 71 tỷ đồng. 

Ai mua cổ phiếu VNZ?

Kể từ khi lên sàn UpCOM với khối lượng hơn 35 triệu cổ phiếu, thanh khoản của VNZ chỉ khoảng 100-300 cổ phiếu được sang tay mỗi phiên kể từ tháng 2/2023.  Số lượng 5.000-6.000 cổ phiếu được sang tay mới diễn ra trong vài phiên từ tuần này. Tức cổ phiếu chủ yếu nằm trong tay cổ đông nước ngoài cũng như lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp.

"Lau sàn" sau 11 phiên tăng trần liên tiếp, trở thành cổ phiếu đắt nhất lịch sử, chuyện gì đang xảy ra với VNZ? - Ảnh 4.

Chuỗi tăng của VNZ diễn ra trong tình hình kinh doanh của "kỳ lân" công nghệ đầu tiên của Việt Nam không mấy tươi sáng. Ảnh: VNG

Năm 2021, Công ty Quản lý quỹ Mirae Asset đã chi 1.228 tỷ đồng để mua cổ phiếu của kỳ lân công nghệ VNG, với mức giá 1,7 triệu đồng/cổ phiếu. Trước đó, VNG đã bán ra 355.820 cổ phiếu quỹ với giá 1,8 triệu đồng/cổ phiếu cho Temasek, thu về gần 662 tỷ đồng.

Đặc biệt, ngay sau khi niêm yết lên sàn UpCOM, ngày 10/1/2023 vừa qua, VNZ đã thông qua một số nội dung cụ thể về việc chào bán toàn bộ 7,1 triệu cổ phiếu quỹ cho Công ty Cổ phần Công nghệ BigV, với mức giá 177.800 đồng/cổ phiếu, dự kiến thu về 1.264 tỷ đồng. Thời gian dự kiến bán trong năm 2023, cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm.

 Nếu thương vụ hoàn tất, BiGV cũng có thể ghi nhận khoản lãi kếch xù khi thị giá VNZ đang cao ở vùng ngất ngưởng hơn 1,2 triệu đồng cổ phiếu phiên đóng cửa cuối tuần ngày 17/2.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Lễ chào cờ đầu tuần – Nét văn hóa đặc biệt tại C.P. Việt Nam

Lễ chào cờ đầu tuần – Nét văn hóa đặc biệt tại C.P. Việt Nam

Lễ chào cờ không chỉ là một nghi thức quan trọng, được xem là một nghi lễ truyền thống, mà còn là một cách thể hiện tình yêu thiêng liêng với Tổ quốc, niềm tự hào dân tộc, tự hào về bản sắc văn hóa của mỗi người con đất Việt.

Phân bón Cà Mau tiếp tục đưa bà con nông dân "Tham quan nhà máy - Gặt hái mùa vàng"

Phân bón Cà Mau tiếp tục đưa bà con nông dân "Tham quan nhà máy - Gặt hái mùa vàng"

Phát huy thành công và hiệu ứng tích cực năm 2023, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, HOSE: DCM) tiếp tục triển khai chuỗi chương trình thực tế “Tham quan nhà máy – Gặt hái mùa vàng” năm 2024 dành cho bà con nông dân, các đại lý đồng hành.

Bán điện thoại quá khó khăn, chủ chuỗi FPT Shop tiết lộ chuyển hướng sang một lĩnh vực có quy mô tới 21 tỷ USD

Bán điện thoại quá khó khăn, chủ chuỗi FPT Shop tiết lộ chuyển hướng sang một lĩnh vực có quy mô tới 21 tỷ USD

Mảng điện thoại, công nghệ đã bão hòa, đụng thêm kinh tế khó khăn, chủ chuỗi FPT Shop đang chuyển hướng và dồn lực vào mảng chăm sóc sức khỏe. Tổng quy mô thị trường này được dự báo lên tới 21 tỷ USD.

Honda Việt Nam triệu hồi mô tô bạc tỷ sản xuất ở Nhật

Honda Việt Nam triệu hồi mô tô bạc tỷ sản xuất ở Nhật

Honda Việt Nam đang thực hiện đợt triệu hồi 221 xe mô tô phân khối lớn Gold Wing và CBR1000RR được nhập khẩu từ Nhật Bản để kiểm tra và khắc phục lỗi hệ thống bơm xăng.

Mỹ điều tra 3 triệu xe Honda vì lỗi hệ thống thắng, có khả năng triệu hồi

Mỹ điều tra 3 triệu xe Honda vì lỗi hệ thống thắng, có khả năng triệu hồi

Cơ quan Quản lý An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ (NHTSA) đang ráo riết điều tra vụ khoảng 3 triệu ô tô Honda có thể gặp trục trặc kỹ thuật ở hệ thống thắng. Reuters cho biết có khẳ năng Honda sẽ phải triệu hồi để khắc phục.

Hàng không tăng cường hơn 2.000 chuyến bay đêm, giảm tải pháp lực cao điểm lễ

Hàng không tăng cường hơn 2.000 chuyến bay đêm, giảm tải pháp lực cao điểm lễ

Trong bối cảnh ngành hàng không đang đứng trước nguy cơ thiếu hụt tàu bay nghiêm trọng, dẫn đến việc giá vé máy bay tăng cao. Các hãng đang nỗ lực ứng phó bằng cách tăng cường bay đêm, đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách.