Volkswagen "thức tỉnh", chi 60 tỷ EUR với tham vọng đánh bại Tesla
Kể từ dự đoán tự tin này, diễn biến thị trường xe hơi toàn cầu không hề đi theo hướng ông Diess mong đợi. Các chuyên gia kinh tế cho rằng lĩnh vực xe hơi Đức đang phải đối mặt với “cơn bão lớn” vốn có ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế EU nói chung.
Trong vài năm trở lại đây, Volkswagen vướng phải những vụ lùm xùm lớn xung quanh vấn đề lắp đặt những “công cụ thất bại” trong hàng triệu xe hơi chạy bằng xăng để đánh lừa sự cắt giảm khí thải nguy hiểm.
Vụ việc này khiến Volkswagen, vốn sở hữu các hãng xe lớn như Audi và Porsche, tốn hơn 30 tỷ EUR tiền phạt, phí pháp luật và bồi thường cho khách hàng. Các hãng sản xuất xe hơi khác, bao gồm BMW và Daimler, cũng chịu phạt, dù cả hai đều từ chối cáo buộc. Trong khi đó, chính phủ nước này cáo buộc rất nhiều lãnh đạo Volkswagen, bao gồm chính ông Diess, người trở thành giám đốc điều hành vào năm 2018.
Cùng với vấn đề của công nghiệp xe hơi Đức, thị trường xe hơi toàn cầu có dấu hiệu đi xuống, và tổng thống Mỹ tiếp tục đe dọa đánh thuế nhập khẩu xe hơi và phụ tùng từ EU, tất cả đều mang đến chiều hướng bất lợi cho thị trường xe hơi Đức.
Mặt khác, Tesla có xu hướng phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Tuần trước công ty này công bố mức vốn hóa vượt hơn 100 tỷ USD và trở thành nhà sản xuất xe hơi có giá trị thứ hai thế giới, vượt trên Volkswagen và chỉ đứng dưới Toyota. Công ty này thậm chí táo bạo mở nhà máy ở gần Berlin, đây sẽ là nhà máy đầu tiên ở Châu Âu, dù quyết định này khiến người dân Đức không mấy chào đón. Đây được coi là “dấu hiệu của một cuộc chiến” theo báo Franfurter Allgemeine Zeitung (một trong những báo lớn nhất nước Đức).
Các công ty xe hơi Đức dường như đang ở thế yếu trong cuộc chiến này. Ngoài phí tổn vào việc kiện tụng, họ phải đối mặt với chi phí lớn khi chuyển từ sản xuất xe hơi chạy bằng xăng sang xe điện tử, và cắt giảm những mẫu xe xả khí thải theo luật mới của EU.
Điều này không chỉ tác động đến nền kinh tế Đức mà còn nền kinh tế Châu Âu nói chung. Những dòng xe chất lượng cao được sản xuất bởi BMW, Porsche, Mercedes và Audi đều là một phần giúp nhận diện Đức như một quốc gia công nghiệp.
Ngành công nghiệp xe hơi nước này tạo công ăn việc làm cho hơn 830.000 người Đức và hỗ trợ hơn triệu người ở nền kinh tế rộng hơn, chiếm khoảng 5% giá trị kinh tế nước này. Vấn đề của nó phức tạp hóa vấn đề kinh tế Đức nói chung, vốn chỉ vừa mới tránh khỏi suy thoái vào năm ngoái. Chuyên gia kinh tế tính toán tình hình hiện nay có liên quan đến việc kéo xuống mức tăng trưởng của EU xuống 1,2 % vào năm ngoái, thấp nhất trong 6 năm.
Mối lo lớn hơn là những vấn đề mà nhà sản xuất xe hơi phải đối mặt sẽ gây ảnh hưởng đến các lĩnh vực dịch vụ nội địa. Chính phủ Đức dự đoán 400.000 người có thể mất việc ở Đức trong thập kỉ này theo sự biến đổi sang sản xuất xe hơi điện tử.
Tuy nhiên, không phải ai cũng lo lắng về điều này. Kristalina Georgieva, giám đốc quản lý IMF managing director phát biểu tại World Economic Forum ở Davos rằng bà tin rằng đây có thể là cơ hội đầu tư để khởi động mức tăng trưởng.
EU ra mục tiêu sản xuất khoảng 7 triệu đến 10,5 triệu xe hơi điện đến năm 2030 sẽ là tiền đề chính cho nền công nghiệp xe hơi Đức – bước nhảy quá lớn so với mức 220.000 xe hơi điện vào năm 2019.
Nền công nghiệp xe hơi Đức cuối cùng cũng có dấu hiệu chủ động ứng phó với những thử thách trong việc chuyển từ máy móc đốt cháy vật liệu sang pin. Volkswagen cam kết sẽ đầu tư 60 tỷ EUR trong 5 năm để đạt được mục tiêu bán 26 triệu xe hơi điện đến năm 2029. Dòng xe hơi điện đầu tiên của hãng này ID.3 sẽ ra mắt thị trường vào mùa hè năm nay.
Chính phủ Đức mới đây hứa sẽ chi 3,5 tỷ EUR để thiết lập 1 triệu điểm nạp pin xe khắp nước này và khuyến khích người dân mua xe hơi điện nhiều hơn. Berlin sẽ là thành phố tiên phong.
Tin vui là công nghiệp xe hơi Đức có nền tảng tài chính mạnh mẽ để giải quyết khó khăn trước mắt – được thể hiện bởi con số 11 tỷ EUR lợi nhuận sau thuế mà VW công bố vào năm ngoái.