Thứ năm, 30/05/2024

Vốn từ Trung Quốc sẽ cùng rót vào dự án đường sắt TP.HCM - Cần Thơ 10 tỷ USD?

03/01/2024 3:30 PM (GMT+7)

CT Group của doanh nhân Trần Kim Chung có kế hoạch hợp tác với một số công ty Trung Quốc huy động vốn đầu tư gần 10 tỷ USD để xây tuyến đường sắt tốc độ cao TP.HCM - Cần Thơ theo phương thức hợp tác công tư PPP.

Tập đoàn CT Group (TP.HCM) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao Đồng bằng sông Cửu Long, tuyến TP.HCM - Cần Thơ, theo phương thức PPP (đầu tư theo hình thức đối tác công tư).

Vốn từ Trung Quốc sẽ cùng rót vào dự án đường sắt TP.HCM - Cần Thơ 10 tỷ USD?- Ảnh 1.

Ảnh minh họa đường sắt cao tốc

Theo đề xuất của CT Group, chiều dài tuyến khoảng 174km nhưng sẽ là đường đôi (không phải đường đơn như tuyến đường sắt Bắc-Nam bình thường hiện nay), với khổ đường 1.435mm hiện đại của thế giới. Tổng vốn đầu tư khoảng 9,98 tỷ USD.

Sáu tỉnh và thành phố có tuyến đường đi qua là TP.HCM, Bình Dương, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long và TP. Cần Thơ.

Về nguồn vốn, CT Group dự kiến sẽ cùng Công ty TNHH Tập đoàn thiết kế đường sắt Trung Quốc (CRECG), Tổng công ty công trình quốc tế Tập đoàn xây dựng Điện lực Trung Quốc (Power China), Cục 2 Đường sắt Trung Quốc (China Railway No.2 Group), Công ty cổ phần tư vấn thiết kế GTVT phía Nam (Tedi South) để thành lập liên doanh đầu tư có tên là Liên doanh tàu điện tốc độ cao Đồng bằng sông Cửu Long.

Liên doanh này, tên viết tắt là CMEX, sẽ làm việc để nhận gói hỗ trợ tài chính cho dự án từ các tổ chức tài chính hàng đầu thế giới như Nhóm Ngân hàng Thế giới World Bank, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (China Construction Bank), Ngân hàng Quốc gia Trung Quốc (Bank of China), Cơ quan Phát triển của Chính phủ Pháp (AFD), theo báo Đầu tư thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Theo đề xuất của CT Group, dự án này sẽ kết nối trực tiếp với dự án đường sắt tốc độ cao Hà Nội - TP. HCM để đảm bảo hiệu quả kinh tế và phát huy thế mạnh của đường sắt hiện đại.

Ngoài doanh thu từ hoạt động vận tải hàng khách và hàng hoá, CMEX dự kiến hoàn vốn đầu tư cho Dự án bằng việc thực hiện phát triển đô thị theo mô hình Green TOD (mô hình kết nối và tăng cường sử dụng giữa giao thông xanh như tàu điện và công trình kiến trúc xanh, vận hành xanh, năng lượng sạch).

Theo mô hình này, mỗi nhà ga sẽ là công trình hiện đại mang bản sắc riêng có của mỗi tỉnh với 5 bán kính khác nhau lần lượt từ 500m đến 10.000m, bắt đầu từ vành đai thương mại dịch vụ trong bán kính 500m đến các khu dân cư, khu công nghệ; logistic và nông nghiệp công nghệ cao theo định hướng đô thị xanh, đồng bộ với sự phát triển tại địa phương nhằm, dịch chuyển địa tô, tạo nguồn đầu tư cho nhà nước, làm lợi cho nhà đầu tư và người dân.

Tập đoàn đa ngành của doanh nhân Trần Kim Chung cam kết sẽ hoàn thành Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trong 6 tháng đầu năm 2024 để trình phê duyệt; cam kết huy động tối đa các nguồn lực để hoàn thành dự án trước năm 2032, cụ thể là: chuẩn bị đầu tư, phê duyệt dự án (2024 ), thiết kế chi tiết (2025), giải phóng mặt bằng (2025 -2026), triển khai thi công, đào tạo nhân lực, tổ chức vận hành (2027 -2032).

Kế hoạch khác từ Bộ Giao thông Vận tải

Tháng 9/2023, trong văn bản trả lời kiến nghị cử tri tỉnh Bình Dương, Bộ Giao thông Vận tải cho biết dự án tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ, chiều dài 174km đi qua 6 tỉnh/thành phố nói trên, là đường đôi khổ 1.435mm. 

Hiện nay, dự án đang trong giai đoạn nghiên cứu. Theo Bộ Giao thông Vận tải, quá trình đầu tư sẽ bắt đầu trước năm 2030.

Bộ đã giao Ban Quản lý dự án đường sắt (trực thuộc Bộ) làm chủ đầu tư, bố trí vốn để lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và đang tập trung phối hợp với các địa phương rà soát vị trí ga, hướng tuyến.

Theo kết quả nghiên cứu sơ bộ, việc đầu tư tuyến đường sắt hiện đại TP.HCM - Cần Thơ là rất cần thiết để đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng trong tương lai, đồng thời đảm bảo phát triển hài hòa, bền vững giao thông vận tải ở miền Nam.

Cũng theo nghiên cứu sơ bộ, hướng tuyến này bắt đầu từ ga An Bình ở Bình Dương đến ga cuối là Cần Thơ. Trên tuyến sẽ thêm 15 ga cùng 11 trạm bảo dưỡng, sửa chữa, khám xe, điều chỉnh thiết bị... 

Vốn từ Trung Quốc sẽ cùng rót vào dự án đường sắt TP.HCM - Cần Thơ 10 tỷ USD?- Ảnh 2.

Hướng của tuyến đường sắt cao tốc TP.HCM-Cần Thơ theo đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải. Ảnh tư liệu

Tốc độ thiết kế lớn nhất 190km/h (tàu khách khai thác tốc độ dưới 90 km/h, tàu hàng khai thác tốc độ dưới 120 km/h). Tổng mức đầu tư dự án dự kiến 213.948 tỷ đồng (khoảng 9,07 tỷ USD). Phương án đầu tư được đề xuất cũng là hợp tác công tư PPP.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Trao chứng nhận kiểm định chất lượng đào tạo cho trường đại học Quốc tế Miền Đông

Trao chứng nhận kiểm định chất lượng đào tạo cho trường đại học Quốc tế Miền Đông

Hiện tại, 100% các chương trình đào tạo của Trường Đại học Quốc tế Miền Đông đủ điều kiện kiểm định đều đạt công nhận chất lượng theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

TP.HCM lên phương án vận chuyển hành khách đến tuyến metro số 1

TP.HCM lên phương án vận chuyển hành khách đến tuyến metro số 1

Liên quan đến việc vận chuyển hành khách đến các ga tuyến đường sắt đô thị số 1 (metro số 1), lãnh đạo UBND TP.HCM đã thống nhất phương án theo báo cáo của Sở Giao thông Vận tải.

Vietjet là hãng hàng không siêu tiết kiệm tốt nhất thế giới với dịch vụ hàng đầu trên tàu bay

Vietjet là hãng hàng không siêu tiết kiệm tốt nhất thế giới với dịch vụ hàng đầu trên tàu bay

Ngày 29/05/2024 – Vietjet vừa được AirlineRatings vinh danh là “Hãng hàng không siêu tiết kiệm tốt nhất thế giới” (Best Ultra Low-Cost Airline 2024) và “Hãng hàng không chi phí thấp có dịch vụ trên tàu bay tốt nhất năm” (World’s Best Low-Cost Airline Onboard Hospitality 2024)

Hàng loạt ông lớn ngành bán dẫn tìm đến thị trường Việt Nam

Hàng loạt ông lớn ngành bán dẫn tìm đến thị trường Việt Nam

Thời gian gần đây, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư bán dẫn, từ đó mang lại lợi thế cho thị trường bất động sản công nghiệp.

Khám phá xe lửa cổ điển chạy hơi nước của Việt Nam, nội thất mê ly, cung đường "tiên cảnh"

Khám phá xe lửa cổ điển chạy hơi nước của Việt Nam, nội thất mê ly, cung đường "tiên cảnh"

Cung đường sắt Huế - Đà Nẵng đẹp mê hồn sắp tới sẽ trình làng 2 chuyến tàu lửa hơi nước cổ điển, biểu tượng của đường sắt Việt Nam từ năm 1960. Dịch vụ mới này sẽ tập trung phục vụ khách du lịch.

Đặc sản Bình Dương tìm đường tiếp cận kênh bán hàng hiện đại ở TP.HCM

Đặc sản Bình Dương tìm đường tiếp cận kênh bán hàng hiện đại ở TP.HCM

Tuần lễ kết nối sản phẩm nông thôn Bình Dương không chỉ giúp nhiều nông dân phá bỏ rào cản chỉ bán hàng qua thương lái mà còn giúp các HTX, doanh nghiệp tiếp cận, cập nhật thị hiếu người tiêu dùng qua các kênh bán hàng hiện đại, ngay tại trung tâm TP.HCM.