Vượt qua nghịch cảnh: Nông dân Nhật gần thảm họa hạt nhân Fukushima thành công trồng nông sản sạch  - Ảnh 1.

Vượt qua nghịch cảnh: Nông dân Nhật gần thảm họa hạt nhân Fukushima thành công trồng nông sản sạch  - Ảnh 2.

Đài phát thanh truyền hình quốc gia của Nhật Bản NHK cho biết, nấm matsutake (nấm Tùng Nhung) có giá rơi vào khoảng vài chục triệu đồng/kg từ nhiều vùng trong tỉnh Fukushima đã được phát hiện an toàn theo các tiêu chuẩn đo phóng xạ cesium (một chất phóng xạ), và phù hợp để tiêu thụ lần đầu tiên sau 10 năm.

Sau thảm họa hạt nhân năm 2011, tỉnh Fukushima thường xuyên kiểm tra chất lượng nông sản địa phương để đảm bảo chất lượng an toàn nhất cho người tiêu dùng.

Vườn rau Hibari và Trang trại Watanabe là một vài ví dụ cho thấy, giữa nghịch cảnh, nông dân tỉnh Fukushima vẫn sản xuất ra thực phẩm ngon và an toàn.

img
img

ông dân Fukushima đã dành nhiều tâm huyết để gây dựng lại việc sản xuất nông sản sạch ngay tại quê hương sau thảm họa hạt nhân. Ảnh JF

Toshikatsu Kamada, Giám đốc điều hành của Vườn rau Hibari ở Minamisoma, Fukushima là người trầm lặng và khiêm tốn. Ông đã không hề nao núng trước những thách thức trong việc khôi phục lại chất lượng nông sản sạch trên mảnh đất bị nhiễm độc phóng xạ sau thảm họa hạt nhân.

Vườn rau của ông Kamada chỉ cách Nhà máy điện hạt nhân chưa đến 30 km. Năm 2011, hàng chục nghìn người trong khu vực phải sơ tán. Các hạn chế cũng đã được áp đặt đối với các hoạt động trồng trọt, thu hoạch và buôn bán nông sản từ Minamisoma cho đến khi chúng đảm bảo an toàn trở lại. Trước những trở ngại đó, một số "nông dân" như Kamada thay vì bỏ cuộc đã chọn cách xây dựng lại mọi thứ, tìm lại thương hiệu nông sản sạch cho Fukushima.

"Chúng tôi đã tập hợp một số doanh nhân làm nông nghiệp đã bị thiệt hại do thảm họa. Chúng tôi nghĩ rằng, bằng cách nào đó nếu có thể canh tác mà không bị chất phóng xạ cesium ảnh hưởng thì chúng tôi nên làm điều đó”, ông Kamada nói và cho biết, Vườn rau Hibari bắt đầu ra đời vào năm 2015.

Kamada và mọi người đã sử dụng nhà kính thương mại thủy canh, trồng trọt sản phẩm bằng nước chứ không phải đất.

Bản thân nước có nguồn gốc an toàn từ mạch nước ngầm sâu, cách biệt khỏi các chất phóng xạ trên bề mặt.

img
img

Toshikatsu Kamada, Giám đốc điều hành của Vườn rau Hibari ở Fukushima. Ảnh JF

Trong nhà kính thương mại, Kamada trồng rau diếp, loại được sử dụng trong các nhà hàng thịt nướng và cà chua với cây mọc cao tới 3 mét, cùng với hành lá và cải xoăn.

Chúng được trồng trong nhà kính rộng hơn 50.000 m2 nên phải cần đến các nhà máy cắt rau để thu hoạch. Một phần sản phẩm được cung cấp cho các nhà hàng ở vùng Kanto, các chuỗi cửa hàng lớn và siêu thị địa phương ở tỉnh Fukushima.

Vườn rau Hibari có 35 nhân viên, nhiều người từ các khu vực lân cận, với độ tuổi đa dạng từ 25 tuổi đến 70 tuổi, những người có chung tâm nguyện muốn "hồi sinh" khu vực.

Sau nhiều nỗ lực, ông Kamada đã đạt được chứng nhận Thực hành Sản xuất Nông nghiệp Tốt của Nhật Bản (JGAP) như một cách để “tạo niềm tin về cả chất lượng và sự an toàn của sản phẩm” và giúp “mọi người có thể yên tâm thưởng thức những loại rau trồng trong vườn”.

Vượt qua nghịch cảnh: Nông dân Nhật gần thảm họa hạt nhân Fukushima thành công trồng nông sản sạch  - Ảnh 5.

Toshifumi Watanabe, 39 tuổi, giám đốc điều hành của trang trại Watanabe ở gần Miharu-machi, Fukushima đã chia sẻ về hành trình tìm lại thương hiệu nông sản sạch tại quê hương của mình. trang trại Watanabe nơi chuyên trồng nấm hương, một loại nấm có mùi thơm đặc biệt.

"Fukushima từng là khu vực sản xuất nấm hương nhiều nhất trước khi xảy ra thảm họa. Bạn biết đấy, nấm hương chứa đầy Vitamin D. Tôi thề rằng lý do tôi không bị cảm lạnh trong 7 năm qua là nhờ ăn nấm hương!”, anh Watanabe chia sẻ.

img
img

Nấm hương được trồng tại trang trại Watanabe, Fukushima. Ảnh JT

Giống như những người khác ở Fukushima, cuộc sống của Watanabe đã thay đổi kể từ sau trận động đất - sóng thần và thảm họa hạt nhân.

Mặc dù chính phủ thông báo mức độ phóng xạ đã giảm xuống ở mức có thể chấp nhận được vào tháng 10/2011, nhưng mọi thứ vẫn rất khó khăn cho công việc kinh doanh, Nobuo, cha của Watanabe cho biết.

Đã có thời gian, những người nông dân trong tỉnh cảm thấy như họ đang mò mẫm trong bóng tối. Cho đến khi một siêu thị địa phương tuyên bố rằng họ sẽ bán nông sản, nếu nông dân trồng thử nghiệm và đạt kết quả an toàn.

“Sau thảm họa, tôi nghe mọi người nói rằng họ sẽ không muốn ăn thực phẩm từ Fukushima vì họ nghĩ rằng chúng không an toàn. Điều đó khiến tôi thực sự buồn, đồng thời cũng tức giận vì tôi biết đó không phải là sự thật. Điều đó đã thôi thúc tôi phải làm điều gì đó”, Watanabe chia sẻ về quyết định bỏ công việc trên thành phố để về Fukushima trồng nấm hương.

Trước thảm họa, nấm hương thường được trồng trên thân cây, thứ hấp thụ bức xạ. Nhưng trang trại Watanabe đã chuyển sang trồng nấm hương trong nhà kính từ năm 2004 để kiểm soát tốt hơn các điều kiện trồng trọt.

Vượt qua nghịch cảnh: Nông dân Nhật gần thảm họa hạt nhân Fukushima thành công trồng nông sản sạch  - Ảnh 7.

Anh Watanabe đang trồng nấm hương sạch ở Fukushima. Ảnh JT

Khi thảm họa xảy ra, việc trồng nấm trên vỏ cây ở Fukushima bị cấm do lo ngại phóng xạ, vì vậy trang trại bắt đầu sử dụng vỏ cây vụn nhập khẩu từ tỉnh Gunma.

Trang trại Watanabe, giống như Vườn rau Hibari cũng được chứng nhận JGAP để tạo dựng lại niềm tin của người tiêu dùng về nông sản sạch được trồng tại Fukushima.

Watanabe nhấn mạnh rằng, anh hy vọng rằng các tổ chức như JGAP có thể giúp khôi phục niềm tin của người tiêu dùng đối với nông sản trong khu vực. Đặc biệt, Watanabe hướng tới việc tái trồng nấm hương trên thân cây ở chín Fukushima.

Từng làm trong lĩnh vực du lịch, Watanabe cũng ấp ủ kế hoạch mở tour du lịch cho mọi người đến thăm Fukushima và tự tay hái nấm hương.


Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem