Chuyện của những đứa trẻ sơ sinh được đặt tên bằng tên của bác sĩ  

Mỗi năm, Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Hùng Vương TP.HCM tiếp nhận từ 2.300-4.500 trẻ sinh non, nhẹ cân và mắc các bệnh lý bẩm sinh nguy hiểm, trong đó có hàng trăm trẻ sơ sinh bị bỏ rơi ngay khi vừa lọt lòng.

Từ khi thành lập, 20 năm qua, Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Hùng Vương TP.HCM đã cứu sống hàng ngàn trẻ sơ sinh nhẹ cân, non tháng và mắc các bệnh lý nguy hiểm. Mỗi năm, Khoa Sơ sinh tiếp nhận từ 2.300-4.500 trẻ sinh non, nhẹ cân và mắc các bệnh lý bẩm sinh nguy hiểm, trong đó có hàng trăm trẻ sơ sinh bị bỏ rơi ngay khi vừa lọt lòng.

img
img
img
img

Những trẻ sơ sinh non tháng, nhẹ cân, bệnh lý nằm trong lồng ấp của khoa Sơ Sinh.

Những tiếng khóc xé lòng của trẻ sơ sinh bị bỏ rơi

Bác sĩ Bùi Thị Thủy Tiên, Trưởng Khoa Sơ sinh cho biết, trung bình mỗi năm, đơn vị tiếp nhận chăm sóc, điều trị cho khoảng từ 2.300-4.500 trẻ sơ sinh nhẹ cân, non tháng và mắc bệnh lý. Trong đó, có khoảng từ 30-50 trường hợp trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 1kg. 

Những năm gần đây, nhờ áp dụng các kỹ thuật mới và trang bị thiết bị hiện đại như: Kỹ thuật thở máy tần số cao HFO, liệu pháp bơm surfactant bằng phương pháp Lisa, đặt PICC nuôi ăn tĩnh mạch kéo dài... tỷ lệ nuôi sống thành công trẻ sinh non, nhẹ cân không ngừng tăng lên; năm 2020, tỷ lệ này đạt 92,27%. Đặc biệt, Khoa Sơ sinh đã nuôi sống thành công trẻ chỉ nặng 500gr sinh ở tuần thai thứ 24.

Chị Võ Thị Đẹp, Điều dưỡng trưởng Khoa Sơ sinh chia sẻ, mỗi ca trực, một điều dưỡng hoặc nữ hộ sinh phải phụ trách từ 7-8 bé. Từ khi tiếp nhận ca trực đến khi kết thúc, họ gần như không được nghỉ ngơi, đôi khi quên luôn cả những nhu cầu cá nhân như ăn cơm, đi vệ sinh.

Xót xa tiếng khóc xé lòng của những đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi - Ảnh 2.

Các bé hầu hết chỉ nặng vài trăm gram hoặc dưới 1,2kg.

"Chăm sóc trẻ nhẹ cân, non tháng khó hơn chăm sóc trẻ bình thường gấp bội. Có bé hô hấp chưa ổn định, chúng tôi phải nuôi ăn tĩnh mạch mà tĩnh mạch của các trẻ sinh non có khi nhỏ bằng một sợi tóc thôi. Hay có bé chưa có phản xạ bú thì chúng tôi cũng phải tập cho bé bú, có bé ngoan nhưng cũng có bé quấy khóc liên tục buộc chúng tôi phải dỗ dành thường xuyên", chị Đẹp cho hay.

Hộ sinh Hồ Thị Ngọc Loan cưng nựng các bé bị bỏ rơi, xót xa tiếng khóc xé lòng của các con.

"Có nhiều trẻ khi sinh ra chỉ nhỉnh hơn bàn tay nhưng giờ đây đã là những em bé khỏe mạnh, thông minh, nếu bố mẹ các con không nhắc, mình cũng nhìn không ra. Cũng có những bố mẹ lấy tên bác sĩ để đặt cho con, nhiều đứa trẻ mang tên Hoàng Yến, Thủy Tiên… là tên của các bác sĩ ở khoa khiến chúng mình rất ấm lòng", bác sĩ Thủy Tiên chia sẻ.

Tại Khoa Sơ sinh, bên cạnh những đứa trẻ có mẹ, có người thân, cũng có những đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi ngay khi vừa chào đời. Và các nhân viên y tế tại Khoa Sơ sinh đã dang rộng vòng tay đón các bé vào lòng.

img
img
img
img
img

Tự chơi, khóc chán tự ngủ là tình trạng chung của các bé sơ sinh bị bỏ rơi.

Người mẹ của những đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi

Như những người mẹ thứ hai, ngày cũng như đêm, cứ vào ca trực, các điều dưỡng, hộ lý lại chăm sóc cho các con từng miếng ăn giấc ngủ. Lâu dần, trẻ cũng "mến hơi" luôn các cô, các mẹ, thỉnh thoảng lại "nhõng nhẽo" đòi bế bồng.

"Có những bé rất lanh, buổi tối thấy mình đi qua đi lại là bé dòm, kêu. Ngoan lắm, các bé ăn xong rồi nằm ngủ, lớn chút nữa thì đòi ẵm. Mình ẵm lên nói: "Con nằm ngoan cho mẹ làm việc nha!" là nghe lời, nằm im ru" - nữ hộ sinh Hồ Thị Ngọc Loan trải lòng.

Xót xa tiếng khóc xé lòng của những đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi - Ảnh 5.

Các bé bị bỏ rơi hầu như đều rất ngoan, thỉnh thoảng mới đòi ẵm bồng.

Hơn 15 năm công tác tại khoa, chị Ngọc Loan đã chứng kiến không biết bao nhiêu trẻ bị bỏ rơi tại đây và cũng chính chị là người chăm bẵm, vỗ về cũng như đưa các con đi đến các trung tâm bảo trợ xã hội. 

Mỗi lần thay tã, thay áo, các chị lại trò chuyện, cưng nựng như chính con của mình. Cứ mỗi lần đưa trẻ đến với các trung tâm bảo trợ xã hội, chị lại không ngủ được vì thương và lo "không biết con đến nơi đó có ổn không".

img
img
img
img
img

Nữ hộ sinh Hồ Thị Ngọc Loan nâng niu, chăm sóc từng bé như con ruột của mình.

Chị kể: "Đêm trước khi đưa trẻ đến trung tâm bảo trợ xã hội, dường như các bé cũng linh tính được, đa số đều không chịu ăn, chịu ngủ. Có một trẻ tôi trực tiếp nuôi gần 11 tháng, đến lúc trao cho cơ sở bảo trợ, bé nắm áo tôi không rời, thương lắm mà không biết làm sao", chị Loan chia sẻ.

Xót xa tiếng khóc xé lòng của những đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi - Ảnh 7.

Mỗi lần đưa các con đến Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em, chị Loan lại không ngủ được, nước mắt cứ thế trào ra...

Chị Loan không quên được ngày 28 Tết Nguyên đán Tân Sửu vừa qua, ngày mà chị đã đưa 5 đứa trẻ bị bỏ rơi đến Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Tam Bình (thành phố Thủ Đức): "Tết đến, ai cũng có gia đình để về nhưng con mình phải đi đến cô nhi viện, mình rất đau lòng, tối về không thế nào ngủ được, nghĩ đến các con là nước mắt lại trào ra".

THỰC HIỆN: BẠCH DƯƠNG

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem