Xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm cản trở tiến độ giải ngân dự án giao thông

Thế Anh Thứ sáu, ngày 13/01/2023 17:49 PM (GMT+7)
Chiều nay (13/1), tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2022, triển khai kế hoạch năm 2023 của Bộ GTVT, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KH-ĐT) Nguyễn Thị Bích Ngọc đánh giá, năm 2022, tỷ lệ giải ngân của Bộ GTVT là rất lớn.
Bình luận 0

Nhiệm vụ của Bộ GTVT nặng nề

Bà Ngọc cho biết, tỷ lệ và giá trị giải ngân của Bộ GTVT cao hơn rất nhiều so với giai đoạn trước. Năm 2022, kết quả giải ngân của Bộ GTVT vẫn đạt tỷ lệ cao, là cứu cánh cho tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của cả nước trong năm 2022.

Tính đến nay, 4/5 quy hoạch chuyên ngành của Bộ GTVT đã được phê duyệt. Đây là cơ sở quan trọng để triển khai thu hút nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trong thời gian tới.

Xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm cản trở tiến độ giải ngân dự án giao thông - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KH-ĐT) Nguyễn Thị Bích Ngọc. Ảnh: CTV

Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc khẳng định: "Để cụ thể hóa mục tiêu đến năm 2025 có 3.000 km đường cao tốc, nhiệm vụ của Bộ GTVT trong thời gian tới sẽ rất nặng nề".

Để dự án giao thông trọng điểm thi công thuận lợi, "Bộ KH-ĐT cam kết sẽ tiếp tục đồng hành cùng Bộ GTVT hoàn thành nhiệm vụ được giao. Để việc triển khai các quy hoạch đạt được hiệu quả cao nhất, nhiều nhóm vấn đề cần được thực hiện.

Theo bà Ngọc, việc cần làm là phải hoàn thiện thể chế. Không để như giai đoạn trước, các dự án được thực hiện theo kiểu "vừa chạy vừa xếp hàng", vừa làm, vừa trình phê duyệt chủ trương đầu tư. Quá trình triển khai, các Bộ, ngành đã cùng Bộ GTVT hoàn thành hệ thống thể chế cơ chế chính sách, quy chuẩn, tiêu chuẩn, tạo hành lang pháp lý để các dự án thực hiện thuận lợi hơn.

"Vấn đề này cần tiếp tục được chú trọng để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông lớn trong thời gian tới", bà Ngọc chia sẻ.

Tiếp đó, Bà Ngọc nhận định việc huy động, phân bổ nguồn lực cho đầu tư hạ tầng giao thông thời gian qua chủ yếu sử dụng vốn đầu tư công. Việc huy động nguồn lực xã hội còn hạn chế.

"Bộ KH-ĐT mong muốn sẽ nhận được sự phối hợp chặt chẽ để trong quá trình sửa đổi văn bản Luật PPP, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt được sát với thực tiễn hơn", Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc nói.

Xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm cản trở tiến độ giải ngân dự án giao thông - Ảnh 2.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy. Ảnh: CTV

Cũng tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy cho biết, trên cơ sở kế hoạch vốn được Thủ tướng Chính phủ giao, tính đến ngày 31/12/2022, Bộ GTVT giải ngân lên đến 47.905 tỷ, khoảng 87% kế hoạch bao gồm cả phần vốn chỉ mới được giao bổ sung vào tháng 10/2022.

"Dự kiến hết năm tài chính, khối lượng giải ngân của Bộ GTVT sẽ đạt 95,7% tổng kế hoạch được giao", Thứ trưởng Huy cho hay.

Theo Thứ trưởng Huy, Bộ GTVT tiếp tục là một trong những Bộ ngành có tiến độ giải ngân cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Năm 2023 là năm tăng tốc trong kỳ trung hạn 2021 - 2025.

Ưu tiên nguồn vốn vào dự án trọng điểm

Thứ trưởng Huy cho biết, năm 2023, Bộ GTVT sẽ tiếp tục xây dựng kế hoạch đầu tư và bố trí nguồn vốn có ưu tiên, trọng tâm, trọng điểm,

Đồng thời, Bộ GTVT nghiên cứu xây dựng cơ chế đột phá để huy động tối đa các nguồn lực xã hội tham gia phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo phương châm vốn nhà nước là vốn mồi, bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà nước, người dân và doanh nghiệp.

Theo đó, Bộ GTVT triển khai công tác nghiên cứu, ứng dụng công nghệ hiện đại trong thiết kế, tổ chức xây dựng, khai thác, quản lý các công trình kết cấu hạ tầng giao thông, hoàn thiện nghiên cứu sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền đường để làm cơ sở phục vụ cho các dự án giao thông khu vực ĐBSCL cũng sẽ được tập trung.

Đặc biệt, công tác phân cấp, phân quyền trong đầu tư xây dựng cơ bản sẽ được đẩy mạnh. Vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong công tác chỉ đạo, điều hành và gắn với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí sẽ được nâng cao. Mô hình tổ chức bộ máy của các Ban QLDA sẽ được kiện toàn, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

"Đối với các dự án đang triển khai, Bộ GTVT cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương để giải quyết khó khăn về vật liệu, công tác GPMB, biến động giá nhiên liệu, vật liệu; tăng cường kiểm tra hiện trường, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong hoạt động xây dựng, cản trở tiến độ giải ngân", Thứ trưởng Huy nhấn mạnh.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem