Xử lý rác thải nông thôn ở Hải Phòng: Kỳ vọng công nghệ mới đưa lại cuộc sống xanh

Tố Loan Thứ sáu, ngày 04/12/2020 13:57 PM (GMT+7)
Xung quanh giải pháp xử lý rác thải nông thôn ở huyện Thủy Nguyên, TP.Hải Phòng, lãnh đạo huyện cũng đã từng cho đầu tư các lò đốt, công nghệ xử lý rác hiện đại, nhưng đến nay vì nhiều nguyên nhân khách quan, chưa mô hình nào chứng minh được tính phù hợp, bền vững...
Bình luận 0

Không phải công nghệ nào cũng phù hợp

Trước đây ở huyện Thủy Nguyên đã có 2 lò đốt chất thải sinh hoạt BD - Anpha nhưng đến nay công nghệ này đã lạc hậu, không phát huy được hiệu quả, rác không được xử lý triệt để, chi phí vận hành lại cao trong khi phí thu gom rác không đủ chi.

Không thể phủ nhận phương pháp thiêu đốt là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất hiện nay trong xử lý rác thải nông thôn, thế nhưng không phải lò đốt nào cũng mang lại hiệu quả. Hiện, cả nước có 381 lò đốt, trong đó chỉ có khoảng 290 lò (chiếm khoảng 77%) có công suất trên 300kg/giờ, đáp ứng yêu cầu theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN61:2016/BTNMT về lò đốt chất thải rắn sinh hoạt.

Xử lý rác thải nông thôn ở Hải Phòng: Kỳ vọng công nghệ mới đưa lại cuộc sống xanh - Ảnh 1.

Rác không cần phân loại trước đi đốt nhờ nhiệt độ lò cao, lên tới 1.200 - 1.500 độ C. Ảnh: D.H

"Hồi chưa có lò đốt, đi qua khu này là rùng mình, ruồi nhặng đen kịt, thở còn không nổi. Thế mà giờ, tôi ngồi ăn cơm được ngay vị trí bãi rác cũ đây này".

Bà Nguyễn Thị Du

Chưa kể, rác phải phân loại trước khi đốt, đây cũng chính là công đoạn khó khăn, mất nhiều thời gian, nhân lực do thói quen của người dân chưa thay đổi; rác phải sấy khô trước khi đốt, nếu không sấy khô thì phải dùng điện hoặc nhiên liệu hóa thạch để đốt rác.

Nhược điểm tiếp theo là nhiệt độ trong lò khó đạt mức trên 1.000 độ C (là mức nhiệt tối thiểu để lò phân hủy chất nguy hại cho môi trường là dioxin và furan). Một số lò lại xử lý khí thải độc hại trước khi xả ra môi trường bằng cách cho luồng khí thải chạy qua dung dịch (như nước vôi…). Nhưng sau đó không xử lý nước thải, lại xả thẳng ra môi trường gây ô nhiễm môi trường đất và nước. Và cuối cùng là kích thước lò lớn nên yêu cầu về mặt bằng tương đối lớn, chi phí vận hành cao. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ đốt rác sao cho phù hợp với tình hình thực tế địa phương vẫn là bài toán đau đầu không chỉ ở huyện Thủy Nguyên mà còn ở nhiều địa phương trong cả nước.

Giải pháp cho cuộc sống xanh nơi vùng đất chết

Cũng liên quan việc xử lý rác thải và lựa chọn xây dựng lò đốt rác ở Thủy Nguyên, gần đây sản phẩm của Công ty cổ phần Công nghệ Môi trường Green Việt Nam bước đầu phát huy tác dụng rất tốt.

Dự án "Ứng dụng công nghệ lò đốt rác để xử lý rác thải sinh hoạt" của Công ty cổ phần Công nghệ Môi trường Green Việt Nam triển khai thực hiện từ năm 2017, nhằm xây dựng mô hình xử lý chất thải sinh hoạt áp dụng khoa học kỹ thuật, giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường.

Xử lý rác thải nông thôn ở Hải Phòng: Kỳ vọng công nghệ mới đưa lại cuộc sống xanh - Ảnh 3.

Lò đốt rác mang tên GVN30 công suất 1.250kg/giờ đặt tại xã Lập Lễ của Công ty cổ phần Công nghệ Môi trường Green Việt Nam.

Lò đốt của Công ty cổ phần Công nghệ Môi trường Green Việt Nam dùng khí tự nhiên tuần hoàn, tự cháy, không dùng nhiên liệu hóa thạch, điện trong quá trình hoạt động lên chi phí vận hành rất thấp. Kích thước nhỏ gọn, yêu cầu về diện tích mặt bằng không lớn, dễ dàng lắp đặt vận hành.

Hiện tại, nhóm kỹ sư của Công ty Green đã nghiên cứu và sản xuất, lắp dựng, thử nghiệm thành công lò đốt rác mang tên GVN30 công suất 1.250kg/giờ đặt tại xã Lập Lễ và lò GVN10 công suất 500kg/giờ tại xã Đông Sơn, huyện Thủy Nguyên.

Sau 3 năm, với nhiều lần thử nghiệm phá lò ra xây lại, thí nghiệm kiểm soát chất lượng từng bộ phận, chi tiết, quan trắc kiểm tra rất nhiều về khí thải, tro thải… nhóm nghiên cứu đã thu được kết quả khả quan, công nghệ đã được ứng dựng thành công 2 lò tại xã Đông Sơn và Lập Lễ.

Lò đốt rác thải sinh hoạt rắn của Công ty cổ phần Công nghệ Môi trường Green Việt Nam sử dụng công nghệ đốt chất thải sinh hoạt bằng không khí đối lưu khí tự nhiên, không dùng nhiên liệu, nhiệt độ từ 1.200 - 1.500 độ C là một giải pháp rất phù hợp để đốt rác thải sinh hoạt không được phân loại tại Việt Nam.

Lò được chế tạo bằng các nguyên vật liệu trong nước, làm chủ công nghệ nên việc sửa chữa, bảo trì, vận hành dễ dàng. Một ưu điểm vượt trội khác của lò đốt này là sử dụng nhiệt độ cao, có thể đốt rác ở độ ẩm 100% và đốt triệt tới 95% đáp ứng được nhu cầu xử lý rác thải sinh hoạt hỗn tạp (không phân loại) ở Việt Nam. Có mặt tại lò rác ở xã Lập Lễ, bằng mắt thường chúng tôi cũng dễ dàng nhận thấy rác được xử lý rất triệt để, nhanh gọn; phần tro sau khi đốt còn lại không đáng kể.

Anh Đinh Như Tuấn - chủ đầm nuôi tôm cá rộng 12.000m2 nằm ngay cạnh lò đốt rác Lập Lễ cho hay: Trước đây làm gì có chuyện tôm cá bơi lội như bây giờ. Xung quanh đây toàn rác là rác, nước rỉ ra từ bãi rác hôi thối không tả nổi. Người còn không chịu được thì tôm cá sống làm sao.

Anh Tuấn đã đầu tư vào khu đầm này gần 1 tỷ đồng. Anh cho hay: "Nếu không cầm chắc khoản lợi thu về thì sao tôi dám bỏ tiền tỷ ra đầu tư. Còn nếu như trước đây, khi rác khu này chưa được xử lý thì nói thật có cho vàng tôi cũng chịu, không làm gì nổi".

Bà Nguyễn Thị Du (ở thôn 7, xã Phả Lễ), mở hộp cơm ngay tại lò đốt rác ăn ngon lành. Bà cho hay: "Hồi chưa có lò đốt, đi qua khu này là rùng mình, ruồi nhặng đen kịt, thở còn không nổi. Thế mà giờ tôi ngồi ăn cơm được ngay vị trí bãi rác cũ đây này". Nói rồi bà kể lại những ngày ăn cơm phải mắc màn, ra đường phải bịt mũi, người dân khốn khổ vì mùi hôi thối và nước bốc mùi rỉ ra từ bãi rác. "Giá có lò đốt rác này từ sớm, có phải người dân chúng tôi khỏe ra cả chục tuổi rồi không".

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem