Thứ ba, 16/04/2024

Xuất khẩu năm 2022 sẽ cán đích ngoạn mục

01/12/2022 7:12 AM (GMT+7)

Chỉ còn 1 tháng nữa năm 2022 sẽ khép lại, để xuất khẩu hàng hóa cán đích 368 tỷ USD như mục tiêu Chính phủ đề ra, các bộ, ngành, địa phương và DN đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để có thêm nhiều mặt hàng tăng trưởng cao cả về lượng và giá trị.

Xuất siêu 10,6 tỷ USD, nhiều mặt hàng lập kỷ lục

Thông tin từ Bộ Công Thương, 11 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 673,8 tỷ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước, vượt kết quả năm 2021 (668,5 tỷ USD). Trong đó, xuất khẩu ước đạt 342,2 tỷ USD tăng 13,4%; nhập khẩu ước đạt 331,6 tỷ USD, tăng 10,1%. Như vậy, tính chung 11 tháng năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 10,6 tỷ USD.

Xuất khẩu năm 2022 sẽ cán đích ngoạn mục - Ảnh 1.

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 14,6 tỷ USD trong 11 tháng. Ảnh minh họa

Đáng chú ý, trong 11 tháng năm 2022, Việt Nam có 35 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 93,7% tổng kim ngạch xuất khẩu; trong số này có 8 mặt hàng xuất khẩu đạt trên 10 tỷ USD.

Tiêu biểu nhất trong nhóm hàng nông sản phải kể đến thủy sản. Trong 11 tháng, lần đầu tiên xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt kim ngạch 10 tỷ USD, dự kiến đến cuối năm 2022 con số này có thể đạt mức 11 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu tôm đạt 4,3 tỷ USD (tăng 30%), xuất khẩu cá tra hơn 2 tỷ USD (tăng 80% so với cùng kỳ năm 2021).

Tổng Thư ký Hiệp hội Thủy sản Việt Nam (VASEP) Trương Đình Hòe cho biết, với kết quả trên, ngành thủy sản đã về đích trước hẹn so với mục tiêu Thủ tướng Chính phủ đặt ra là đạt 10 tỷ USD vào năm 2025. Đây có thể xem là dấu mốc lịch sử quan trọng đối với ngành thủy sản nước nhà.

Hay như gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu đạt 14,6 tỷ USD trong 11 tháng. Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam Đỗ Xuân Lập chia sẻ, theo thông lệ, những tháng cuối năm xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ thường cao hơn so với đầu năm do nhu cầu hoàn thiện, sửa sang, trang trí lại nội thất tăng cao tại nhiều thị trường xuất khẩu chính. Vì vậy, mục tiêu xuất khẩu 16,5 tỷ USD của ngành gỗ trong năm nay là hoàn toàn khả thi.

Đánh giá về bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Trần Thanh Hải cho rằng, kết quả xuất nhập khẩu trong thời gian qua là minh chứng cho thấy DN Việt đã và đang tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do (FTA).

Đơn cử, với Hiệp định Đối tác toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), sau 3 năm thực thi, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường trong khối tăng trưởng lên đến 75 - 100%. Nhóm điện thoại và linh kiện, nhóm điện tử và máy vi tính, máy móc, phụ tùng, dệt may, da giày… là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang khu vực này.

Còn với Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), tận dụng ưu đãi của EVFTA, nhiều sản phẩm chủ lực của Việt Nam đã xuất khẩu sang EU với mức tăng trưởng cao, đặc biệt là một số nhóm hàng như: Sắt thép (tăng trưởng 200%), cà phê (tăng trưởng 75,2%), hạt tiêu (tăng trưởng 55,8%).

Nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp

Để thúc đẩy xuất khẩu tháng cuối năm, Bộ Công Thương tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chuyên môn trực thuộc triển khai các nhóm giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, tăng cường quản lý nhập khẩu phù hợp, bảo đảm cán cân thương mại hài hoà, bền vững.

Xuất khẩu năm 2022 sẽ cán đích ngoạn mục - Ảnh 2.

Lần đầu tiên xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt kim ngạch 10 tỷ USD trong chỉ trong 11 tháng. Ảnh minh họa

Song song với đó, đẩy mạnh khai thác các hiệp định thương mại tự do đã ký kết; phát huy tốt vai trò của hệ thống cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước ngoài để mở rộng, đa dạng hoá thị trường và mặt hàng xuất khẩu. Cùng với đó, thúc đẩy tạo thuận lợi hoá thương mại, hỗ trợ thông tin thị trường; đồng thời tháo gỡ rào cản để DN thâm nhập các thị trường mới, cũng như cảnh báo sớm nguy cơ các vụ kiện phòng vệ thương mại cho DN.

Đưa ra các giải pháp cụ thể, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định, trong tháng cuối năm, Bộ sẽ tập trung hỗ trợ DN trong việc tìm kiếm nguồn cung nguyên vật liệu thay thế với giá cả phù hợp để đảm bảo đủ nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ sản xuất và tiêu dùng chuẩn bị cho mùa mua sắm cao điểm cuối năm.

Mặt khác, Bộ tập trung hỗ trợ DN khai thác tốt các FTA đã ký kết để tăng tốc sản xuất, xuất khẩu. Đặc biệt, việc tạo thuận lợi trong thực hiện các thủ tục hành chính đối với DN bằng việc ứng dụng số hóa trong giải quyết thủ tục như: Thủ tục hoàn thuế, thủ tục thông quan xuất nhập khẩu, cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O).

Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - Giảng viên cao cấp Học viện Tài chính, giải pháp để hỗ trợ DN và nền kinh tế chính là tiếp tục giữ ổn định tỷ giá giữa đồng VND với đồng USD. Bởi, với giải pháp này, Việt Nam sẽ giữ ổn định được hơn 70% các hợp đồng xuất nhập khẩu.

Đặc biệt, thách thức từ những biện pháp phòng vệ thương mại mà nhiều nước áp đặt cho hàng hoá xuất khẩu, trong đó có các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ; kể cả những nguy cơ rủi ro đến từ việc lừa đảo… đòi hỏi các DN phải chủ động tìm hiểu, cập nhật thông tin để lường trước và có phương án ứng phó kịp thời, nhất là trong giai đoạn cuối năm khi mà hoạt động xuất nhập khẩu được gia tăng, đẩy mạnh hơn.


Trong 11 tháng năm 2022, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 101,5 tỷ USD; Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 109,9 tỷ USD; Việt Nam xuất siêu sang EU đạt 29,4 tỷ USD, tăng 42,4% so với cùng kỳ năm 2021.

Theo Kinh tế & Đô thị

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Giá USD ngân hàng tiếp tục lập đỉnh

Giá USD ngân hàng tiếp tục lập đỉnh

Giá USD tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hôm nay tiếp tục tăng mạnh, có nhà băng đẩy giá bán lên mức đỉnh 25.348 đồng/USD, thiết lập đỉnh cao mới. Cùng ngày, Ngân hàng Nhà nước cũng nâng tỷ giá trung tâm.

Nguy cơ mất an toàn thực phẩm trong mùa nắng nóng

Nguy cơ mất an toàn thực phẩm trong mùa nắng nóng

Thời tiết nắng nóng kéo dài là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, phát triển, dẫn đến thực phẩm mất an toàn vệ sinh và có thể gây ra ngộ độc thực phẩm. TP.HCM tăng cường thanh kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn thành phố.

Giá vàng nhẫn lại tăng "sốc", lên lại mốc 77 triệu đồng

Giá vàng nhẫn lại tăng "sốc", lên lại mốc 77 triệu đồng

Giá vàng nhẫn trong nước lại vừa quay đầu tăng mạnh, có thương hiệu tăng giá vàng nhẫn tới 1 triệu đồng mỗi lượng, đưa giá bán ra vượt mốc 77 triệu đồng/lượng.

Sẽ thí điểm giá điện hai thành phần

Sẽ thí điểm giá điện hai thành phần

Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) mới thông tin về đề xuất thí điểm giá điện hai thành phần gồm giá công suất và giá điện năng trong năm nay của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Thị trường khách sạn chờ khách quốc tế để phục hồi

Thị trường khách sạn chờ khách quốc tế để phục hồi

Việc phục hồi của thị trường du lịch khiến phân khúc khách sạn tại TP.HCM thoát cảnh ảm đạm. Tuy nhiên, phân khúc này vẫn trông chờ nhiều vào thị phần khách quốc tế.

Trời nóng bức, dừa tươi tăng giá

Trời nóng bức, dừa tươi tăng giá

Vào giữa tháng 4 này, tiết trời nóng bức, giá dừa tươi đã tăng từ 50.000 đồng - 60.000 đồng/chục (12 trái) tháng trước lên 70.000 đồng - 80.000 đồng/chục.