dd/mm/yyyy

Xúc tiến thương mại và tư duy “ao làng”

Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới ẩm, nên phong phú, đa dạng các loại hoa quả, tiềm năng xuất khẩu rất lớn. Nhưng chính tư duy “ao làng” nên trái cây Việt vẫn thiếu vắng thương hiệu trên thị trường quốc tế.

Sản xuất manh mún, nhỏ lẻ

Theo hiệp hội rau quả Việt Nam, trong năm 2017, các khách hàng của Nhật Bản, Tây Âu đã tìm đến Việt Nam để đặt các doanh nghiệp trong Hiệp hội rau quả của Việt Nam nhiều đơn hàng rau, củ, quả như cà tím, măng tây, cà rốt đỏ, bưởi 5 roi… Tuy nhiên, đơn hàng của họ lại là số lượng lớn lên tới hàng chục tấn, giá trị cũng khoảng 2 tỉ USD nên dù biết là đơn hàng “béo bở” mà không doanh nghiệp nào dám ký hợp đồng.

Sơ chế vải thiều trước khi xuất khẩu. I.T
Sơ chế vải thiều trước khi xuất khẩu. I.T

Lý do chính mà các doanh nghiệp của Việt Nam đưa ra chính là trong một thời gian ngắn không thể thu gom đủ số lượng hàng hóa trên với mẫu mã, tiêu chuẩn, chất lượng… đảm bảo theo yêu cầu của khách hàng. Còn đối với các loại rau, mặc dù thời gian sản xuất ngắn nhưng từ quy trình canh tác đến thu hái, sơ chế, bảo quản… của chúng ta cũng chưa tốt nên đã từng có những đơn hàng bị EU cảnh báo như húng quế, mướp đắng…

Một lãnh đạo của Hiệp hội rau quả Việt Nam nhận xét: Ngành rau quả Việt Nam đã có một năm cực kỳ thành công với kim ngạch xuất khẩu cả năm 2017 đạt hơn 3,5 tỉ USD, tăng trưởng hơn 40%, trong đó trái cây chiếm tỉ lệ lớn.

Đáng chú ý các thị trường có yêu cầu về kiểm dịch thực vật khắt khe nhất thế giới (Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và Newzealand) đều đã mở cửa cho quả tươi của Việt Nam. Tuy nhiên, dù cơ hội và tiềm năng là rất lớn nhưng do chúng ta thiếu một chính sách riêng biệt cho lĩnh vực trồng trọt rau quả nên dù có nhiều loại rau quả đặc sản thật nhưng chủ yếu được trồng manh mún, nhỏ lẻ, chất lượng lại không đồng đều và mùa màng thì cũng bấp bênh nên không thể đáp ứng được các đơn hàng lớn của khách hàng.

Hiệp hội rau quả Việt Nam cũng cho rằng, ngoài sản xuất manh mún, nhỏ lẻ thì các vùng trồng hoa quả cũng thiếu tính liên kết, thiếu quy trình canh tác nên khó truy xuất nguồn gốc dẫn tới không tạo được niềm tin cho những khách hàng “khó tính”.

Không chỉ có các loại hoa quả xuất khẩu được vào những thị trường khó tính mà ở Việt Nam đã có những vùng trồng các loại rau “đếm lá” tính tiền. Đó chính là câu chuyện về việc trồng lá tía tô xanh tại trang trại của Công ty cổ phần Tập đoàn May Hồ Gươm ở Lương Tài (Bắc Ninh) được xuất khẩu đi Nhật Bản với giá 500-700 đồng mỗi lá.

Công ty cổ phần Tập đoàn May Hồ Gươm xuất khẩu lá tía tô sang Nhật Bản với giá 500 - 700 đồng mỗi lá. I.T
Công ty cổ phần Tập đoàn May Hồ Gươm xuất khẩu lá tía tô sang Nhật Bản với giá 500 - 700 đồng mỗi lá. I.T

Điều đáng nói là các loại lá tía tô này bắt đầu cho thu hoạch sau một tháng gieo trồng trong nhà kính

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, vấn đề cốt yếu nhất của ngành rau quả Việt Nam là phải xây dựng thương hiệu, định vị chất lượng cao và chủ động kiểm soát an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc... đặc biệt là yếu tố cốt lõi vẫn phải gia tăng chất lượng sản phẩm và công tác xúc tiến thương mại cho rau quả Việt; cập nhật kịp thời các thông tin nhu cầu và tiêu chuẩn về sản phẩm nhập khẩu của từng thị trường. Có như vậy, ngành rau quả mới có sự tăng trưởng bền vững.

với nhiệt độ luôn duy trì từ 33 đến 35 độ C. Đại diện Tập đoàn May Hồ Gươm từng tiết lộ, lá tía tô để xuất khẩu phải đảm bảo đúng 3 kích thước, được phân loại và đưa vào kho lạnh trong vòng 2 tiếng sau khi hái và đảm bảo nhiều quy trình canh tác khắt khe khác mới đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.

Ngoài lá tía tô, rau quả của Việt Nam rất đa dạng, phong phú và còn rất nhiều tiềm năng cho xuất khẩu. Có thể thấy, Việt Nam với hàng loạt các loại hoa quả đặc sản như vú sữa lò rèn, xoài cát Hòa Lộc, Nhãn lồng (Hưng Yên), vải thiều (Lục Ngạn – Bắc Giang và Thanh Hà – Hải Dương), thanh long, chôm chôm, măng cụt, sầu riêng… hay các loại rau cũng vô cùng phong phú đã được xuất khẩu như rau thơm, rau gia vị rất đặc trưng mà nhiều nước không hề có. Thậm chí, các loại rau quả này không chỉ thơm ngon mang hương vị đặc trưng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mà còn mang theo những câu chuyện, sự tích riêng của mình. Chỉ đáng tiếc là cho tới nay dù đã có cố gắng, nỗ lực và đưa được vào một số thị trường “khó tính” nhưng hoa quả của Việt Nam vẫn chủ yếu là “tỏa sáng” trên sân nhà.

Cần có thương hiệu mang tầm quốc tế

Tại một hội thảo mới đây, nhận định về tiềm năng và cơ hội của ngành nông sản, đặc biệt là cơ hội cho xuất khẩu rau quả của Việt Nam, TS. Đặng Kim Sơn – nguyên Viện trưởng Viện Chính sách Chiến lược Bộ NN&PTNT cho rằng: Chúng ta không thiếu các mặt hàng nông sản, rau quả độc đáo và có giá trị cao như thanh long, chôm chôm, sầu riêng, bưởi, vải thiều, nhãn… Tuy nhiên, khi nhìn lại thì thấy các loại rau quả của Việt Nam vẫn “chật vật” khẳng định tên tuổi ở tầm khu vực chứ chưa nói tới ở tầm quốc tế. Theo ông Sơn, người tiêu dùng ở các nước Châu Âu, Nhật Bản… họ khó tính hơn chúng ta rất nhiều. Họ không chỉ quan tâm tới chất lượng, mẫu mã của các loại hoa quả mà còn quan tâm tới các loại hoa quả này có những câu chuyện cụ thể gì, người sản xuất ra có canh tác bền vững mà thậm chí có đảm bảo không ảnh hưởng tới hệ sinh thái và môi trường xung quanh…

Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), đối với một loại hoa quả tươi muốn xâm nhập vào được các thị trường khó tính đều phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kỹ thuật như: Truy xuất được vùng canh tác; có sổ ghi chép đầy đủ quy trình sản xuất, canh tác, thu hái, bảo quản, sơ chế, xử lý sau thu hoạch như chiếu xạ hoặc hơi nước (tùy yêu cầu của mỗi nước)…

Hầu hết các bước này hiện ở Việt Nam đã có nhiều loại hoa quả làm rất tốt như thanh long, chôm chôm, sầu riêng, vú sữa, bưởi… Tuy nhiên, để các loại hoa quả của Việt Nam có được “chỗ đứng” tại các thị trường khó tính hay không thì lại còn phụ thuộc vào việc xúc tiến thương mại. Bản thân các loại rau quả của Việt Nam liệu có hấp dẫn và phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng các nước khó tính hay không…

Bài và ảnh: Thanh Xuân