10 nhà khoa học nữ đã làm thay đổi thế giới

Thứ bảy, ngày 12/03/2016 20:15 PM (GMT+7)
Nhiều nhà khoa học nữ tạo nên những thành tựu vĩ đại về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và thiên văn nhưng tên tuổi của họ thường bị lịch sử lãng quên.
Bình luận 0

img

Barbara McClintock. Nhà di truyền học tế bào người Mỹ giành giải Nobel Sinh học và Y khoa năm 1983. Bà là người phụ nữ đầu tiên nhận giải thưởng này. Barbara chủ yếu nghiên cứu ngô, và phát hiện ra gene nhảy, loại gene dịch chuyển vị trí trong chuỗi ADN, tạo ra các đột biến, theo UPI.

img

Ruby Sakae Hirose. Nhà khoa học người Mỹ Ruby Sakae Hirose có đóng góp to lớn vào việc phát triển vắc-xin phòng bệnh bại liệt và gặt hái nhiều thành tựu khác. Nghiên cứu trong lĩnh vực này đã giúp bà được tuyển vào làm việc tại Công ty William S. Merrell, thoát khỏi trại tập trung trong chiến tranh Mỹ - Nhật thời Thế chiến II.

img

Margaret Dorothy Foster. Margaret Dorothy Foster làm việc cho Dự án Manhattan đánh cuộc chạy đua chế tạo bom nguyên tử của Mỹ trong Thế chiến II. Bà có công trong việc phát hiện phương pháp phân tích định lượng mới cho nguyên tố urani và thori.

img

Marie Curie. Marie Curie là người phụ nữ đầu tiên đoạt giải Nobel. Năm 1903, bà đoạt giải Nobel vật lý cùng với chồng là Pierre Curie và Henri Becquerel cho nghiên cứu về phóng xạ. Bà tiếp tục nhận được giải thưởng này vào năm 1911 với nghiên cứu về radium và trở thành người duy nhất giành giải Nobel trong hai ngành khoa học.

img

Irène Joliot - Curie. Irène Joliot - Curie, con gái của Marie Curie, cùng chồng đoạt giải Nobel hóa học năm 1935 nhờ khám phá phóng xạ nhân tạo. Nghiên cứu của họ là tiền đề quan trọng cho phát kiến phân hạch urani.

img

Annie Jump Cannon. Annie Jump Cannon là nhà thiên văn học người Mỹ có công phát triển và phân loại hệ thống lên đến 500.000 ngôi sao. Hệ thống này vẫn được sử dụng ngày nay. Theo Cannon, phân loại các ngôi sao rất hữu ích trong việc nghiên cứu cấu trúc vũ trụ.

img

Jocelyn Bell Burnell. Nhà vật lý thiên văn người Bắc Ai-len, Jocelyn Bell Burnell công bố phát hiện nguồn sóng vô tuyến dao động hay còn gọi là "ẩn tinh"  trong vũ trụ vào ngày 29.2.1968. Iosif Shklovsky, nhà thiên văn học người Xô Viết gọi đây là "khám phá thiên văn vĩ đại nhất của thể kỷ 20". Dù bà là người đầu tiên phát hiện và phân tích hiện tượng này khi sinh viên cao học tại Đại học Cambridge, Anh, giải Nobel Vật lý lại được trao cho người hướng dẫn tốt nghiệp của bà là Antony Hewish và nhà thiên văn Martin Ryle vào năm 1974.

img

Grace Hopper. Grace Hopper nhập ngũ năm 1943, bắt đầu hành trình trở thành một trong những lập trình viên đầu tiên trên máy tính Harvard Mark I và là người biên soạn ngôn ngữ lập trình máy tính.

img

Mae Carol Jemison. Jemison là người phụ nữ Mỹ gốc Phi đầu tiên bay vào vũ trụ. Bà là chuyên gia khoa học thực hiện nhiệm vụ STS-47 Spacelab-J trên tàu con thoi Endeavour tháng 9.1992. Jemison có bằng kỹ sư hóa học tại Đại học Stanford và bằng y khoa từ Đại học Cornell. Bà làm bác sĩ trong nhiều năm ở California trước khi tham gia Tổ chức hòa bình, thực hiện nghiên cứu và thực hành y học ở Sierra Leone và Liberia. Sau đó, bà quay lại Mỹ, ứng tuyển phi hành gia và tham gia khóa đào tạo vào năm 1987.

img

Katharine Burr Blodgett. Katharine Burr Blodgett trở thành người phụ nữ đầu tiên được trao bằng tiến sĩ vật lý tại Đại học Cambridge, Anh. Bà làm việc cho công ty General Electri, và phát minh ra kính phản xạ ở mức thấp, được ứng dụng rộng rãi cho máy ảnh và máy chiếu phim. Loại kính này được sử dụng lần đầu tiên trong bộ phim kinh điển "Cuốn theo chiều gió" năm 1939.

Vân Du (VNExpress)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem