42 ngày mất 500 tỷ USD: Chiến tranh là sự trả giá quá đắt!

Đại Dương (theo Tou Tiao) Thứ tư, ngày 25/04/2018 15:36 PM (GMT+7)
Như hiện nay chúng ta thấy rằng khoa học kỹ thuật đã mang đến cho cuộc sống sự thay đổi rất lớn. Phương diện quân sự cũng không ngừng tiến lên khoa học công nghệ cao và hiện đại hóa. Càng nhiều vũ khí hiện đại đi vào trong quân sự thì sự tiêu thụ do chiến tranh yêu cầu cũng càng lớn, không chỉ với bên tấn công mà còn cả với bên phòng thủ, đều phải trả giá cho tiêu thụ vũ khí.
Bình luận 0

img

Trong khi đó, giá cả của các vũ khí hiện đại so với vũ khí truyền thống thì cao hơn nhiều, tùy tiện sử dụng một chút là chi phí khó có thể tưởng tượng. Trong chiến tranh Afghanistan, quân Mỹ từng đưa vào hơn 10 vạn binh sỹ. Hải quân, không quân, thiết giáp ầm ầm kéo vào Afghanistan.

Khi Lầu Năm Góc thống kê chi phí chiến tranh, người phát ngôn khi nói, giọng run lên, ngay cả anh ta e rằng cũng không dám tin vào chi phí đó. Anh ta nói quân Mỹ ở chiến trường Afghanistan tiêu tốn 700 tỷ USD.

img

Nhưng mà đây chưa phải là cuộc chiến tranh mà Mỹ tiêu tốn nhất, bởi vì so với chiến tranh Iraq thì nó chưa là gì. Iraq khi trước tự xưng là cường quốc quân sự thứ 4 thế giới nên không để ai vào mắt, một mình tấn công Kuwait. Hành động của Iraq khiến nhiều nước trong LHQ bất mãn.

Sau khi thông qua nghị quyết, nhiều nước tổ chức quân đội tuyên chiến với Iraq khiến Iraq xanh mặt. Trong liên quân có Mỹ, vốn là một thành viên tham chiến nhưng cuối cùng lại thành thủ lĩnh, thậm chí là tự mình cáng đáng cuộc chiến. Trong cuộc chiến này, tên lửa của Mỹ tưởng như không quan trọng tiêu tiền, ồ ạt bắn vào Iraq. Cuối cùng, với ưu thế tuyệt đối về chiến tranh điện tử và không chiến, Mỹ đã đánh tan quân đội Iraq.

img

Vốn dĩ người ta nghĩ rằng đây sẽ là cuộc chiến tranh lâu dài, nhưng kết quả là Iraq chỉ chịu đựng được 42 ngày, tổn thất 15 vạn người, lực lượng vệ binh cộng hòa tinh nhuệ gần như bị tiêu diệt hoàn toàn. Trong khi đó quân Mỹ chỉ tử trận có 150 người, mức độ thương vong thấp đến khó tin. Cuộc chiến này khiến Iraq tổn thất kinh tế trực tiếp tới 300 tỷ USD.

Nhưng người tổn thất nghiêm trọng nhất lại là nước Kuwait bị Iraq chiếm. Giai đoạn cuối chiến tranh, Iraq hạ lệnh đốt các giếng dầu mà họ đang chiếm để khỏi rơi vào tay Mỹ. Theo thống kê chưa hoàn toàn, tổn thất do việc đốt các giếng dầu này đã lên đến 3500 tỷ Tệ (tương đương hơn 500 tỷ USD). Kinh tế Iraq cũng bỗng chốc tụt sâu ngàn trượng. Vốn dĩ Iraq là một nước giàu có ở Trung Đông, vì chiến tranh, bình quân GDP từ 4000 USD trước chiến tranh giảm xuống còn 400 USD.

img

Quân Mỹ trong cuộc chiến này, ngoài việc sử dụng số lượng lớn tên lửa ra, còn dùng một loại vũ khí khiến người ta sợ hãi. đó là 300 tấn bom Urani nghèo, thực tế cũng là một dạng vũ khí hạt nhân.

Những vùng bị oanh tạc loại bom này bị ảnh hưởng bức xạ nghiêm trọng. Cư dân ở những nơi này từ lâu đã chịu nỗi khổ bị  bệnh bạch huyết và ung thư ác tính, vì bức xạ cho nên tần suất phát các bệnh này ở đây lại cao hơn các địa phương khác. Loại vũ khí này khi được sử dụng sẽ làm ô nhiễm trong hàng trăm năm.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem