Thứ sáu, 19/04/2024

43 chung cư tại TP.HCM đang tranh chấp phí bảo trì

28/03/2023 3:40 PM (GMT+7)

TP.HCM có 43 chung cư có tranh chấp phí bảo trì, do chủ đầu tư cố tình không bàn giao, chậm bàn giao, bàn giao không đầy đủ, hoặc cố tình né tránh, chiếm dụng phí bảo trì phần sở hữu chung, không bàn giao theo quy định.

Tranh chấp phí bảo trì giữa người mua nhà và chủ đầu tư liên tục và căng thẳng

Thời gian qua, tranh chấp giữa người dân và chủ đầu tư xoay quanh phí bảo trì chung cư tại TP.HCM vẫn diễn ra liên tục và căng thẳng.

Điển hình tại chung cư 4S Linh Đông (TP.Thủ Đức), cư dân phản ánh hành vi chiếm dụng hơn 25 tỷ đồng tiền quỹ bảo trì chung cư của công ty TNHH xây dựng Thành Trường Lộc (chủ đầu tư dự án), khiến cơ sở hạ tầng dự án đã xuống cấp nhưng không được duy tu, sửa chữa.

Đáng chú ý, tại chung cư này, cư dân mua nhà vào ở đã nhiều năm nay nhưng chưa được cấp sổ hồng. 

Tranh chấp phí bảo trì chung cư tại TP.HCM vẫn còn tái diễn - Ảnh 1.

Cư dân chung cư 4S Linh Đông phản ánh việc chủ đầu tư chậm bàn giao quỹ bảo trì. Ảnh: I.T

Để xử lí sự việc trên, lãnh đạo UBND TP.HCM đã ban hành các quyết định xử phạt hành chính và quyết định cưỡng chế, yêu cầu các đơn vị liên quan tiến hành cưỡng chế đối với Công ty TNHH xây dựng Thành Trường Lộc, về hành vi chậm bàn giao, bàn giao không đầy đủ quỹ bảo trì cho Ban quản trị chung cư 4S Linh Đông. 

Điều đáng nói là ngay sau đó, Công ty TNHH xây dựng Thành Trường Lộc đã làm đơn khởi kiện UBND TP.HCM đối với các quyết định hành chính nêu trên.

Một chung cư khác cũng diễn ra vấn đề tranh chấp phí bảo trì giữa người dân và chủ đầu tư, là dự án Khang Gia Tân Hương (quận Tân Phú). Người mua nhà ở dự án này vẫn đang đấu tranh, để chủ đầu tư là Công ty CP Đầu tư và Phát triển Địa ốc Khang Gia (Công ty Khang Gia) bàn giao số tiền hơn 5,8 tỷ đồng phí bảo trì.

Theo người dân, nhiều hạng mục thuộc sở hữu chung của chung cư xuống cấp, nhưng Ban quản trị (BQT) không có kinh phí sửa chữa, bảo trì, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Tháng 5/2019, UBND TP.HCM đã ra quyết định xử phạt hành chính 125 triệu đồng đối với Công ty Khang Gia, về hành vi không bàn giao phí bảo trì cho BQT chung cư.Thế nhưng, Công ty Khang Gia vẫn chưa hoàn thành việc chuyển giao tiền bảo trì. 

Trước sự việc trên, UBND quận Tân Phú đã có kiến nghị lên UBND TP.HCM giao Sở Xây dựng tiến hành cưỡng chế chủ đầu tư, để bàn giao phí bảo trì theo đúng quy định.

Sở Xây dựng TP.HCM cho biết thành phố hiện có 401 chung cư đã được chủ đầu tư bàn giao phí bảo trì cho ban quản trị và có đến 227 nhà chung cư chưa được chủ đầu tư bàn giao phí bảo trì.

Tranh chấp phí bảo trì chung cư tại TP.HCM vẫn còn tái diễn - Ảnh 3.

TP.HCM còn nhiều chung cư đang có tranh chấp phí bảo trì. Ảnh: H.T

Đáng chú ý, TP.HCM hiện còn 43 chung cư có tranh chấp phí bảo trì, do chủ đầu tư cố tình không bàn giao, chậm bàn giao, bàn giao không đầy đủ hoặc cố tình né tránh, chiếm dụng, không bàn giao theo quy định. 

Vì sao chủ đầu tư chậm, không bàn giao phí bảo trì nhà chung cư?

Phí bảo trì người mua nhà phải đóng ứng với 2% giá trị căn hộ, tổng số tiền quỹ bảo trì chung cư khi cộng gộp tất cả các căn hộ tại một dự án có thể lên tới vài chục tỷ đồng, thậm chí là hàng trăm tỷ đồng.

Thống kê của Sở Xây dựng TP.HCM, toàn thành phố hiện có 1.635 chung cư, trong đó 774 chung cư xây dựng từ trước năm 1994 và 891 nhà chung cư hoàn thành, đưa vào sử dụng từ năm 1994 đến nay.

Trong các chung cư được thống kê, có 1.059 chung cư phải thành lập ban quản trị nhưng chỉ 862 chung cư đã thành lập (trong đó 41 nhà chung cư đã tổ chức hội nghị nhà chung cư nhưng chưa thành lập được ban quản trị). 

Còn lại 197 nhà chung cư chưa thành lập được ban quản trị, vì đa số là chung cư cũ thấp tầng, số lượng căn hộ ít và không có thang máy, nên được quản lý theo mô hình tự quản.

Bên cạnh đó, nhiều chủ đầu tư chậm tổ chức hoặc tổ chức hội nghị nhà chung cư không thành công, nhưng không đề nghị chính quyền địa phương tổ chức. Thậm chí, một số chủ đầu tư không tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu để bầu ban quản trị.

Tranh chấp phí bảo trì chung cư tại TP.HCM vẫn còn tái diễn - Ảnh 4.

Tranh chấp phí bảo trì ảnh hưởng quyền lợi của cư dân. Ảnh: H.T

Theo Sở Xây dựng, nhiều chung cư chưa bàn giao phí bảo trì vì tranh chấp quyền sở hữu đối với phần sở hữu chung, sở hữu riêng của nhà chung cư diễn biến phức tạp, dẫn đến chủ đầu tư và ban quan trị chung cư không thống nhất, quyết đoán số liệu kinh phí bảo trì.

Bên cạnh đó, một số chủ đầu tư cố tình không bàn giao, chậm bàn giao, bàn giao không đẩy đủ hoặc chủ đầu tư cố tình né tránh, chiếm dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư, không bàn giao cho ban quản trị theo quy định.

Trong khi đó, quy định pháp luật hiện chưa quy định việc phải xác định rõ phần diện tích sử dụng chung, sở hữu chung trong hồ sơ thiết kế, phê duyệt dự án, nên trong thực tế áp dụng còn nhiều tranh chấp. Chế tài xử phạt các hành vi vi phạm trong công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư chưa đủ mạnh, chưa có tính răn đe, một số hành vi vi phạm chưa được quy định như chủ sở hữu không đóng kinh phí bảo trì, không đóng phí quản lý vận hành...

Sở Xây dựng TP.HCM kiến nghị trong thời gian tới cần tiếp tục rà soát tổng thể các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng, vận hành, bảo trì nhà chung cư, để có đề xuất bổ sung, điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp với thực tế.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Phát hiện chất cấm Sibutramin trong Detox Táo hỗ trợ giảm cân

Phát hiện chất cấm Sibutramin trong Detox Táo hỗ trợ giảm cân

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã phát thông tin kết quả phân tích của Viện Pháp Y Quốc gia sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân có chứa Sibutramin là chất cấm sử dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Bánh xèo khổng lồ tại lễ hội bánh dân gian Nam Bộ

Bánh xèo khổng lồ tại lễ hội bánh dân gian Nam Bộ

Tại lễ hội bánh dân gian Nam Bộ năm 2024 đã diễn ra hoạt động đổ chiếc bánh xèo khổng lồ có đường kính kỷ lục 3m. Chiếc bánh do 15 nghệ nhân tham gia thực hiện, theo công thức truyền thống.

Việt Nam bất ngờ trở thành nhà cung cấp lớn nhất tinh bột sắn cho Trung Quốc

Việt Nam bất ngờ trở thành nhà cung cấp lớn nhất tinh bột sắn cho Trung Quốc

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn tăng trở lại trong tháng 3/2024 nâng sản lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong 3 tháng đầu năm 2024 đạt 944.930 tấn, trị giá 430,44 triệu USD. Đặc biệt, Việt Nam vượt Thái Lan trở thành thị trường cung cấp tinh bột sắn lớn nhất cho Trung Quốc.

Sẽ đốn hơn 400 cây xanh để làm tuyến Metro số 2

Sẽ đốn hơn 400 cây xanh để làm tuyến Metro số 2

Việc đốn hạ nhiều cây xanh để di dời các hạ tầng kỹ thuật ngầm, nhằm tránh ảnh hưởng đến người dân.

Có nên làm tủ bếp cao kịch trần?

Có nên làm tủ bếp cao kịch trần?

Với nhiều người, bếp là linh hồn, là trái tim của ngôi nhà, nơi gia chủ thể hiện tình yêu với ẩm thực và sự quan tâm, vun vén tới các thành viên trong gia đình. Trong đó, tủ bếp đóng một vai trò thiết thực trong không gian - nơi tạo ra những món ăn ngon tạo nên sự gắn gia đình.

Lễ chào cờ đầu tuần – Nét văn hóa đặc biệt tại C.P. Việt Nam

Lễ chào cờ đầu tuần – Nét văn hóa đặc biệt tại C.P. Việt Nam

Lễ chào cờ không chỉ là một nghi thức quan trọng, được xem là một nghi lễ truyền thống, mà còn là một cách thể hiện tình yêu thiêng liêng với Tổ quốc, niềm tự hào dân tộc, tự hào về bản sắc văn hóa của mỗi người con đất Việt.