6 trận pháp võ thuật lợi hại nhất trong kiếm hiệp Kim Dung

Thứ ba, ngày 19/01/2021 08:35 AM (GMT+7)
Trong số những trận pháp võ thuật nổi tiếng như Bát quái trận, Lưỡng nghi kiếm, Bắc đẩu trận... đâu là trận pháp lợi hại nhất của võ hiệp Kim Dung?
Bình luận 0

Người Trung Hoa cổ tin rằng vạn vật sinh diệt đều phải thuận theo tương sinh tương khắc, ngũ hành âm dương. Thế nên, từ xa xưa, người Trung Hoa đã tìm cách tính toán và áp dụng các quy luật này vào đời sống của mình, tiêu biểu nhất có thể kể đến là những loại đội hình bày binh bố trận trong chiến tranh, thuật trị quốc, kiến trúc quy hoạch cổ,… Tuy nhiên, phổ biến và được nhiều người biết đến nhất có lẽ là các trận pháp võ thuật trong tiểu thuyết Kim Dung.

Bát quái trận đồ (Phi hồ ngoại truyện)

Trong "Phi hồ ngoại truyện", hai cao thủ Bát quái môn là Vương Kiếm Anh và Vương Kiếm Kiệt đã sử dụng Bát quái chưởng và Bát quái trận đồ xuất quỷ nhập thần. Bí kíp của trận đồ này được Viên Tử Y phân tích là dựa trên chân đạp phương vị của 8 quẻ trong bát quái: Càn, Khôn, Ly, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Đoài.

 - Ảnh 1.

Tuân theo nguyên tắc "lấy động làm gốc, lấy biến làm pháp", Bát quái chưởng ghép số của bát quái chia làm 64 chưởng với 8 bậc, mỗi bậc 8 chưởng, sự dụng bộ pháp "Cửu cung" di chuyển phù hợp với phương vị của Lạc Thư. Khi thi triển, tay phát chưởng, chân bước đều, bộ pháp biến ảo xuất quỷ nhập thần làm cho đối phương hoa mắt. 

Tuy nhiên, Du thân Bát quái chưởng của Vương nhị lão lại chịu bại trận trước "Tứ tượng bộ" – môn võ công gia truyền của Hồ Phỉ. Chi tiết này cũng tuân theo nguyên tắc "Tứ tượng sinh bát quái" của Kinh Dịch.

Bắc đẩu trận (Anh hùng xạ điêu và Thần điêu đại hiệp)

Các đạo sĩ phái Toàn Chân lại lựa chọn bày trận pháp theo phương vị tướng tinh (các sao) trong chòm sao Bắc Đẩu. Trận pháp này tương sinh tương khắc nhưng đồng thời cũng tương trợ lẫn nhau. Khi các đạo sĩ tiến hoặc lùi, kiếm khí bay lượng, kiếm quang đan kết như lưới võng, biến ảo dựa theo nhất cử nhất động của đối phương. Do đó, một khi đã lọt vào Bắc đẩu trận, kẻ định rất khó thoát được ra ngoài.

 - Ảnh 2.

Ngũ hành trận (Bích huyết kiếm)

Đây là trận pháp do Ôn thị ngũ lão sáng tạo ra. Trận pháp này dựa trên nguyên lý tương sinh tương khắc của ngũ hành, từ đó mỗi người tham gia trận điều chỉnh chiêu thức ra đòn để kết hợp ăn ý với bốn người còn lại. Thông thường, nếu một người xuất thủ, bốn người còn lại sẽ yểm trợ bằng cách áp sát và phân tán kẻ địch, chiêu số và bộ pháp của 5 người lập trận phải bổ sung cho nhau nhuần nhuyễn đến mức như hợp thể thành một người.

 - Ảnh 3.

Hà đồ trận và Lạc thư trận (Ỷ thiên đồ long ký)

Hai phái Hoa Sơn và Côn Lôn đã nghiên cứu thuật số đao kiếm lưỡng nghi, dựa trên lý thuyết của Hà đồ, Lạc thư kết hợp với phương vị bát quái để cho ra đời trận pháp hết sức ảo diệu.

 - Ảnh 4.

Nhị thập bát tú trận (Thần điêu hiệp lữ)

 - Ảnh 5.

Do Đông Tà Hoàng Dược Sư lập ra để chỉ huy quần hùng chống lại quân Mông Cổ. Trận này dựa vào âm dương ngũ hành, nhờ vậy có thể đem lại hiệu quả mười người trong trận chống lại được hàng trăm quân.

DS (Theo Tổ Quốc)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem