6 tỷ phú thế giới của Việt Nam trước khi giàu làm gì?

Nghi Dung (tổng hợp) Thứ tư, ngày 07/04/2021 10:07 AM (GMT+7)
Để có được khối tài sản lớn hôm nay, các tỷ phú của Việt Nam đã có hành trình khởi nghiệp nhiều vất vả.
Bình luận 0

img

Năm nay, tỷ phú Phạm Nhật Vượng lần thứ 9 góp mặt trong danh sách tỷ phú thế giới của Forbes với khối tài sản 7,3 tỷ USD. Ông là người không ai ở Việt Nam là không biết. Nhiều năm trước khi thành tỷ phú như hiện nay, ông đã có thời gian khởi nghiệp từ kinh doanh nhà hàng, rồi sản xuất mì ăn liền ở Kharkov, Ukraine.

img

Nhà máy sản xuất mì ăn liền của tỷ phú Phạm Nhật Vượng lúc đó chỉ có 30 công nhân làm việc sản xuất sản phẩm có thương hiệu mì tôm là Mivina. 

img

Sản phẩm mì tôm Mivina không chỉ được người dân Ukraine ưa chuộng mà còn được bán tới nhiều quốc gia khác như Estonia, Litva, Latvia, Moldova, Ba Lan, Đức, Israel...

img

Hiện nay, tỷ phú Phạm Nhật Vượng là người giàu nhất Việt Nam, chủ tịch tập đoàn Vingroup.

img

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, phó chủ tịch HĐQT HDBank, Phó chủ tịch và CEO hãng hàng không VietJet Air có khối tài sản 2,8 tỷ USD. Bà Thảo từng đỗ đại học Ngoại thương rồi du học ở Đông Âu. Bà từng chia sẻ, sáng đi học, chiều về làm kinh doanh. 

img

Thời điểm đó, bà kinh doanh đủ thứ từ hàng điện tử, máy tính, máy fax đến băng đĩa... Bà cũng đưa về các mặt hàng như sắt thép, phân bón... Sau 3 năm, bà có 1 triệu USD khi mới 21 tuổi. 

img

Trở về Việt Nam, bà Thảo khá kín tiếng. Sau đó "nữ tướng" này trở thành Tổng giám đốc hãng hàng không Vietjet Air. 

img

Ông Trần Đình Long sinh năm 1961 tại Hải Dương. Hiện ông có tài sản 2,2 tỷ USD và đứng thứ 1444 trong danh sách tỷ phú thế giới của Forbes.

img

Ông còn được gọi là "vua thép". Năm 1992, ông Trần Đình Long cùng bạn lập công ty Công ty TNHH Thiết bị Phụ Tùng Hòa Phát chuyên buôn đồ cũ từ Nga về. Giai đoạn từ năm 1992- 1996, ông đảm nhận chức vụ chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc công ty. 

img

Năm 1996-2005, ông giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị các công ty thuộc nhóm Hòa Phát. Hiện, ông là chủ tịch của Tập đoàn Hòa Phát.

img

Trong một bài phỏng vấn, chia sẻ sau khi có tên trong danh sách tỷ phú của Forbes hồi năm 2018 với tài sản 1,3 tỷ USD, ông Trần Đình Long từng cho biết: "Thực ra hàng ngày, khi làm việc tôi có nghĩ đến tiền đâu nên còn chẳng biết là mình có bao nhiêu tiền. Chắc chẳng phải riêng tôi, mà nhiều người cũng thế"

img

Ông Hồ Hùng Anh hiện là  chủ tịch Hội đồng quản trị tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) có khối tài sản 1,6 tỷ USD.  Trong 3 năm từ năm 1994 đến 1997 ông đã giữ chức vụ Giám đốc Công ty SANMEX tại Liên Bang Nga. Ông Hồ Hùng Anh và Nguyễn Đăng Quang là những người đầu tiên sáng lập nên Công ty MASAN RUS TRADING.

img

Ông Hùng Anh trở thành cổ đông của Techcombank năm 1995 và là thành viên HĐQT từ năm 2004. Tháng 5/2008, Hồ Hùng Anh được bổ nhiệm giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank).

img

Ông Trần Bá Dương sinh năm 1960, ở Huế, hiện có khối tài sản là 1,6 tỷ USD.  Sinh ra trong một gia đình nghèo khó với 8 người con, mồ côi cha, ông Dương phải đi làm kiếm tiền từ sớm. Sau khi tốt nghiệp Đại học Bách khoa TP.HCM, ông làm kỹ thuật viên xưởng sửa chữa nhà máy đại tu ôtô Đồng Nai. 

img

Năm 1997, ông thành lập công ty ô tô Trường Hải (Thaco). Tên gọi của công ty được đặt theo tên con trai ông Dương: Trần Bá Trường Hải. Năm 2000, xưởng lắp ráp xe tải hạng nhẹ của Thaco ra đời.

img

Trường Hải là doanh nghiệp tư nhân với 100% vốn trong nước lắp ráp và sản xuất xe du lịch. Ngoài ra, Thaco cũng đã quyết định mua lại công ty nông nghiệp của Bầu Đức, là Hoàng Anh Gia Lai Agrico.

img

Một đại gia khác ở Việt Nam cũng từng khởi nghiệp với mì tôm ở Đông Âu là ông Nguyễn Đăng Quang. Hiện ông là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc của Tập đoàn Masan Phó chủ tịch Hội đồng quản trị của Techcombank...

img

Ông Nguyễn Đăng Quang có tài sản 1,2 tỷ USD và đứng thứ 2378  thế giới trong danh sách của Forbes. 

img

Ông tốt nghiệp thạc sĩ Quản trị kinh doanh (tại Nga) và tiến sĩ vật lý hạt nhân (tại Belarus). Hồi những năm 90, ông đã điều hành  Masan Rus Trading tại Nga. Trong số các sản phẩm sản xuất có thương hiệu mì gói. Thời điểm đó nhà máy sản xuất 30 triệu gói mì/tháng.

img

Nhà máy của ông thời điểm đó còn sản xuất nước tương, nước mắm, tương ớt bán cho người bản xứ. Sau quá trình kinh doanh, đến nay Công ty Cổ phần Masan (Masan Group) tại Việt Nam đang bán nhiều sản phẩm mì tôm, bên cạnh nước tương, nước mắm, tương ớt và các sản phẩm khác...

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem