Thứ sáu, 26/04/2024

83% doanh nghiệp TP.HCM được khảo sát đang gặp khó khăn

03/03/2023 1:00 PM (GMT+7)

Có 41,2% số DN bị thu hẹp thị trường, hơn 30% DN bị hàng tồn kho nhiều, 17,6% khó khăn do giá nguyên liệu đầu vào tăng, 40% số DN khó tiếp cận nguồn vốn, 43% chật vật vì lãi suất vay cao.

Hiệp hội DN TP.HCM vừa khảo sát hơn 100 DN ở các ngành nghề về tình hình sản xuất kinh doanh 2 tháng đầu năm 2023, kết quả cho thấy có đến 83% số DN đang gặp khó khăn.

Theo khảo sát, có 41,2% số DN bị thu hẹp thị trường, hơn 30% DN bị hàng tồn kho nhiều, 17,6% khó khăn do giá nguyên liệu đầu vào tăng, 40% số DN khó tiếp cận nguồn vốn, 43% chật vật vì lãi suất vay cao, thủ tục vay vốn phức tạp, tốn nhiều thời gian...

Riêng về lực lượng lao động, nhiều DN lớn đang dừng ký hợp đồng lao động với một lượng lớn người lao động vì không có đơn hàng dự trữ. Đồng thời, khảo sát cho thấy số DN có mức lương bình quân trên 10 triệu đồng/tháng/người, giảm 15% so với cùng kỳ năm 2022. Đây là tín hiệu báo động của thị trường lao động đối diện nhiều khó khăn sắp tới.

83% doanh nghiệp TP.HCM được khảo sát đang gặp khó khăn - Ảnh 1.

Khó khăn của DN chưa dừng lại và ngày càng gay gắt hơn.

Chuyên gia kinh tế Phạm Văn Đại cho rằng, không chỉ là câu chuyện lãi suất mà việc DN tiếp cận vốn vay vẫn tiếp tục khó khăn vì nhiều lý do, trong đó có quy định về tài sản đảm bảo. “Khả năng tiếp cận vốn tiếp tục là một khó khăn ở nhiều góc độ. Một DN sản xuất với phần lớn tài sản là máy móc thiết bị và hàng tồn kho… khả năng để được ngân hàng chấp thuận tài sản bảo đảm để được vay vốn rất hạn chế”, ông Đại chỉ ra.

Hiệp hội DN TP.HCM cũng nhận định, khó khăn của DN chưa dừng lại và ngày càng gay gắt hơn. Các DN đang đối mặt với ảnh hưởng của khủng hoảng Nga - Ukraine, suy thoái kinh tế toàn cầu khiến đơn hàng tiếp tục giảm mạnh, giá vật liệu gia công xuất khẩu tăng cao… Trong khi đó, lãi suất ngân hàng cho vay quá cao nên DN hoạt động cầm chừng, cố gắng vượt qua giai đoạn này và hạn chế đầu tư trong năm nay.

Từ những khảo sát và nhận định này, Hiệp hội DN TP.HCM đã có một số kiến nghị gửi UBND TP.HCM, liên quan đến chính sách hỗ trợ vốn, thuế, cải cách hành chính, xúc tiến thương mại…

Theo VOV

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Cái bắt tay 300 triệu đô đưa nước giải khát Việt ra thế giới

Cái bắt tay 300 triệu đô đưa nước giải khát Việt ra thế giới

Tân Hiệp Phát đã và đang hợp tác toàn diện với các tập đoàn hàng đầu thế giới về công nghệ, nguyên liệu để phát triển thương hiệu Việt và đưa các sản phẩm “made in Việt Nam” ra khắp thế giới.

Giá lúa gạo, cà phê lên hương, nông dân và doanh nghiệp phân bón cùng lãi lớn

Giá lúa gạo, cà phê lên hương, nông dân và doanh nghiệp phân bón cùng lãi lớn

Giá lúa gạo, cà phê và các loại nông sản khác tăng đẩy nhu cầu tiêu thụ phân bón tăng cao. CEO Phân bón Bình Điền Ngô Văn Đông tiết lộ quý I/2024, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của Phân bón Bình Điền lên đến 91 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ gần 40 tỷ đồng.

"Anh cả" ngành cầu đường vẫn còn nợ tiền người lao động

"Anh cả" ngành cầu đường vẫn còn nợ tiền người lao động

Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2023 của Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (gọi tắt là Đèo Cả) cho thấy tập đoàn này còn nợ người lao động hơn 12,83 tỷ đồng, nợ thuế Nhà nước hơn 81 tỷ đồng.

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

Tại Đại hội đồng cổ đông năm 2024 vừa qua, Vinamilk đã đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế.

 Mưa bất ngờ làm giảm nhiệt thời tiết Nam bộ

Mưa bất ngờ làm giảm nhiệt thời tiết Nam bộ

Sáng nay, một số quận, huyện của TP.HCM bất ngờ có mưa. Tuy lượng mưa ít và nhanh chóng tạnh nhưng cũng làm giảm bớt thời tiết nắng nóng khắc nghiệt trong những ngày qua.

Mì gói sẽ đóng góp nhiều cho "ông lớn" đa ngành

Mì gói sẽ đóng góp nhiều cho "ông lớn" đa ngành

Tập đoàn đa ngành Masan đặt tham vọng lợi nhuận năm 2024 tăng gấp đôi năm ngoái. Dù mì gói không phải là sản phẩm đắt tiền nhưng dự kiến cũng sẽ giúp Masan đạt được mục tiêu.