Agribank Long An: Luôn đồng hành cùng người dân chăn nuôi

24/12/2019 10:55 GMT+7
Thực hiện Nghị quyết 08 của Tỉnh ủy Long An về phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, các ngành đã bắt tay thực hiện, trong đó vai trò đóng góp của hệ thống Agribank rất lớn trong việc tiếp ứng nguồn vốn kịp thời để phát triển nghề chăn nuôi của tỉnh.

Làm giàu từ nuôi bò vỗ béo

Huyện Đức Hòa và huyện Đức Huệ có khoảng 68.000 con bò, chiếm tỉ lệ trên 80% tổng sản lượng bò thịt của tỉnh Long An, trong đó nuôi bò thịt theo hướng công nghệ cao là hướng đi được nhiều nông dân hướng đến và bước đầu mang lại hiệu quả cao.

Gia đình ông Phan Văn Kẻng (Chín Kẻng), xã Đức Lập Hạ, huyện Đức Hòa là một trong những hộ có trang trại nuôi bò thịt lớn của huyện Đức Hòa hiện nay. Chia sẻ với phóng viên, ông Chín Kẻng cho biết: Trước đây gia đình ông sống bằng nghề làm ruộng và mua bán. Để tăng thêm thu nhập ông tìm hiểu từ bạn bè và chọn nuôi bò thịt vỗ béo. Sau nhiều năm nuôi ông thấy thấy nuôi bò thịt dễ, cho thu nhập cao, đầu ra ổn định nên ông đã từng bước mở rộng chuồng trại chăn nuôi bò thịt bằng cách mua bò lứa về vỗ béo.

Agribank Long An: Luôn đồng hành cùng người dân chăn nuôi - Ảnh 1.

Trang trại bò vỗ béo của ông Chín Kẻng

Đầu năm 2019 được sự hỗ trợ của các ngành chức năng, đặc biệt là sự hỗ trợ vốn của Agribank ông đã mạnh dạn đầu tư mở rộng chuồng trại, chuyển đổi hình thức nuôi từ truyền thống sang nuôi bò công nghệ cao. Hiện nay trang trại của ông tập trung vỗ béo từ 200-300 con bò thịt và cứ từ 3-4 tháng là ông bán 1 đợt bò thịt.

Ông Chín Kẻng cho biết: "Nuôi bò vỗ béo hiệu quả kinh tế cao hơn là nuôi từ bò giống. Mỗi con bò vỗ béo sau khi trừ chi phí tất cả, từ tiền bò, đến nhân công, thức ăn, sau 3-4 tháng bán sẽ lời từ 4-5 triệu đồng. Hiện tại tôi đang mở thêm trang trại thứ 2 với quy mô vài trăm con bò vỗ béo mua từ Camphuchia. Cũng nhờ sự tiếp sức nguồn vốn của Agribank, nếu không có sự hỗ trợ của ngân hàng nguồn vốn sẽ khó khăn hơn, tôi sẽ không thể mở rộng được trang trại như ngày hôm nay".

Hộ ông Phạm Thành Công, xã Hòa Khánh Tây cũng thực hiện mô hình nuôi bò vỗ béo với quy mô khoảng 200 con. Gia đình ông Công có 3 công đất trước đây trồng chanh nhưng không hiệu quả. Cũng tìm hiểu từ bạn bè nên ông Công cũng mạnh dạn vay 3 tỷ đồng từ Agribank chi nhánh Đức Hòa để xây chuồng trại. 3 công đất trồng chanh cũng được ông chuyển qua trồng cỏ và thuê thêm 4ha đất trồng cỏ để có nguồn thức ăn tươi cho đàn bò.

Agribank Long An: Luôn đồng hành cùng người dân chăn nuôi - Ảnh 2.

Nhân viên Agribank chi nhánh Long An thăm trại nuôi bò của Ông Chín Kẻng (người đứng giữa)

Theo tính toán của ông Công, nuôi heo lợi nhuận không cao, dễ bị dịch bệnh, còn nuôi bò ít bệnh, giá cả ổn định, đầu ra luôn hút nên hiệu quả kinh tế cao hơn gấp nhiều lần.

"Lúc đầu gia đình nuôi nhỏ lẻ nên tự trang trải đồng vốn, về sau mở rộng thành lập trang trại cần nguồn vốn lớn nên tôi đã lập dự án và được Agribank đầu tư vay 3 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi. Nhờ đó mà việc làm ăn của gia đình ngày càng thuận lợi"- Ông Công nói. Cũng giống như ông Chín Kẻng, hiện nay ông Công cũng đang đầu tư trang trại thứ hai với quy mô lớn gấp đôi.

Quyết tâm hoàn thành chỉ tiêu

Nhận xét về hiệu quả của mô hình chăn nuôi bò, ông Nguyễn Tấn Triều- Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Đức Hòa cho biết: Tính đến nay huyện Đức Hòa có hàng nghìn hộ chăn nuôi bò sữa và bò thịt. Mô hình chăn nuôi bò đã góp phần giải giải quyết việc làm, tăng thu nhập đáng kể cho bà con ở nông thôn, nhất là nuôi bò sữa cho người dân thu nhập mỗi ngày, còn bò vỗ béo nếu ai nuôi tốt thì mỗi năm lời từ vài chục đến vài trăm triệu đồng. 

Agribank Long An: Luôn đồng hành cùng người dân chăn nuôi - Ảnh 3.

Tập thể Agribnak chi nhánh Long An luôn quyết tâm, đồng òng hoàn thành tốt nhiệm vụ

Hiện huyện Đức Hòa tiếp tục đầu tư phát xây dựng vùng chăn nuôi bò ứng dụng công nghệ cao theo tinh thần Nghị quyết 08 của Tỉnh ủy Long An về phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với với tái cơ cấu nghành nông nghiệp. Mong là Agribank sẽ tiếp tục đồng hành cùng ngành chăn nuôi nói chung, người dân Đức Hòa nói riêng.

Ông Nguyễn Kim Thài- Giám Đốc Agribank Chi nhánh tỉnh Long An, cho biết: Tính đến nay tổng dư nợ dành cho chăn nuôi của chi nhánh trên 3.100 tỷ đồng, trong đó dư nợ nuôi bò ở Đức Hòa chiếm trên 800 tỷ đồng và đặc biệt nguồn nợ xấu rất thấp, chỉ 0,01%. Cũng tính đến cuối tháng 11 Agribank Long An đã hoàn thành 5/6 chỉ tiêu của Trụ sở chính giao, còn 01 chỉ tiêu là huy động vốn, với sự quyết tâm của ban lãnh đạo cùng sự ủng hộ của địa phương đã vận động bằng nhiều hình thức khác nhau, quyết tâm đạt đúng kế hoạch đề ra. Riêng chỉ tiêu dư nợ đến nay đã đạt vượt chỉ tiêu, phục vụ kịp thời vốn cho doanh nghiệp, nông dân, đặc biệt là doanh nghiệp ở nông thôn.

Với sự quyết tâm cao của tập thể, cùng với sự đoàn kết một lòng; luôn luôn học hỏi điểm mạnh từ tỉnh bạn; thường xuyên quan tâm, đôn đốc, động viên và khen thưởng, cũng như nhắc nhỡ kịp thời… Agribank Chí Nhánh Long An quyết tâm trở thành đơn vị 5 năm liền đứng đầu khu vực Tây Nam bộ.

PV
Cùng chuyên mục