Những món ăn no uống say của Quảng Trị được vinh danh Ẩm thực tiêu biểu Việt Nam

Duy Hoàng Thứ sáu, ngày 29/12/2023 06:00 AM (GMT+7)
Quảng Trị - vùng đất lịch sử cách mạng của dân tộc Việt Nam, nơi có nhiều ẩm thực độc đáo. Những món ăn bình dị, gắn liền với từng tên làng, tên đất như: bún hến Mai Xá, cháo bột Hải Lăng, bánh ướt Phương Lang, gỏi tép Bàu Trạng, nem chợ Sãi… đã tạo nên nét văn hóa ẩm thực riêng của vùng đất Quảng Trị.
Bình luận 0

Trong đó có hai món đặc sản dân dã vừa được Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam vinh danh là Ẩm thực tiêu biểu Việt Nam.

Ẩm thực Quảng Trị: Đậm đà bún hến Mai Xá

Những món ăn no, uống say của Quảng Trị được vinh danh Ẩm thực tiêu biểu Việt Nam - Ảnh 1.

Bún hến Mai Xá độc đáo, thơm ngon dù nguyên liệu bình dị, dân dã nhưng cũng là món ăn quen thuộc trong đời sống của người dân nơi đây. Ảnh: Hà Trang

Bún hến Mai Xá độc đáo, thơm ngon dù nguyên liệu bình dị, dân dã nhưng cũng là món ăn quen thuộc trong đời sống của người dân nơi đây. Điểm nhấn tạo nên hồn cốt của món bún hến Mai Xá chính là con chắt chắt, một loài thuộc họ hến, có vỏ màu đen sậm, giàu chất đạm, bổ dưỡng được người dân Mai Xá cào lên từ đáy sông Hiếu, sông Thạch Hãn. 

Để chế biến món bún hến Mai Xá thì đầu tiên phải cho chắt chắt vào nồi luộc chín để chắt chắt mở vỏ ra, sau đó dùng đũa lớn khuấy liên tục để ruột chắt chắt tách khỏi vỏ trước lúc đưa ra đãi tách hết ruột chắt chắt.

Phần nước luộc chắt chắt làm nước dung, người nấu phi thơm hành, củ nén, cho chắt chắt vào xào cho đến khi săn lại, nêm các loại gia vị cho thật vừa miệng. Tô bún hến Mai Xá gồm có bún tươi, hến xào và trên cùng là các loại rau thơm. Khi ăn, thực khách có thể chan thêm nước dùng ít hoặc nhiều tùy sở thích. Món bún hến Mai Xá sẽ ngon hơn khi ăn kèm chút nước mắm Cửa Việt, ớt, tỏi nhưng ngon nhất vẫn là muối hột giã với ớt xanh, gừng tươi.

Món ăn này lại có hương vị vô cùng đặc biệt đậm đà. Không chỉ thơm ngon, hấp dẫn mà còn hài hòa về hương vị và màu sắc khiến du khách hài lòng cả về cảm nhận màu sắc và vị ngọt, ngon của bún hến Mai Xá.

Ẩm thực Quảng Trị: Rượu Kim Long – 200 năm lưu giữ men nồng mỹ tửu

Những món ăn no, uống say của Quảng Trị được vinh danh Ẩm thực tiêu biểu Việt Nam - Ảnh 2.

Rượu Kim Long được lưu giữ hơn 200 năm, có từ thời Pháp thuộc. Ảnh: Báo Quảng Trị

Rượu Kim Long được lưu giữ hơn 200 năm, có từ thời Pháp thuộc. Theo người dân nơi đây, rượu Kim Long được khen là men nồng mỹ tửu bởi, trước kia, thời kỳ Pháp thuộc, người pháp đã đi khảo sát nhiều làng nấu rượu ở miền Trung và thấy nguồn nước ở tại làng Kim Long, xã Hải Quế, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị rất đặc biệt nên đã chọn thiết lập 01 hãng rượu tại đây để sản xuất rượu.

Họ chuyển hết các lò nấu rượu truyền thống của người dân vào nhà máy, đồng thời áp đặt lệnh cấm nấu rượu trong dân gian để độc quyền cung cấp rượu.

Sau một thời gian người Pháp cũng đã từng đưa nguyên cả dây chuyền công nghệ và công cụ nấu rượu truyền thống ở làng Kim Long về nước Pháp để sản xuất nhưng không thành công vì nguồn nước ở làng Kim Long rất đặc biệt. Rượu nấu ra được đóng vào chai, ngâm hồ nước lạnh rồi theo thuyền ra sông Vĩnh Định chở vào Huế trước khi lên tàu lớn sang Pháp và từ đó xuất cảng khắp thế giới.

Ngày nay rượu Kim Long vẫn giữ nguyên hương vị thom ngon, quyến rũ với men nồng không lẫn với bất kì loại rượu nào. Rượu được nấu theo phương thức "thủy thượng". Cơm rượu chứa trong nồi đồng, theo các bô lão, việc này giúp rượu giữ vị nồng cay đặc trưng. Phía trên lao gỗ làm ngưng tụ rượu cũng được chế tạo riêng biệt. Lửa đun làm hơi rượu bốc lên, gặp nước lạnh ở lao gỗ ngưng tụ thành rượu. Quá trình chưng cất phải đảm bảo lửa đều, sức nóng vào nồi đồng đều đặn. Người Kim Long lựa chọn cây phi lao, loài cây mọc trên cát có thân chắc, cháy liu riu làm chất đốt nấu rượu.

Rượu Kim Long nấu ra trong vắt, thơm và có vị cay đặc biệt, đặc biệt là uống không bị đau đầu. Rượu để càng lâu sẽ uống càng ngon hoặc làm lạnh rượu.

Rượu khi thưởng thức sẽ cảm nhận được sự nồng ấm, dịu ngọt của một miền quê thanh bình, mộc mạc, thanh tao, để lại một ấn tượng khó quên.

Theo đại diện Chủ nhiệm Hợp tác xã Hải Quế, hiện nay, chính quyền đang quy hoạch để biến làng nghề thành điểm du lịch, trình diễn quy trình nấu rượu độc đáo kết hợp bán đặc sản gạo đỏ, gạo thảo dược…để vừa là xây dựng làng nghề truyền thống kết hợp du lịch mang lại cho người dân cơ hội để giới thiệu nghề nấu rượu, tăng thu nhập, nhưng quan trọng nhất là giữ gìn và phát triển nghề do cha ông để lại.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem