3.000 cơ sở chăn nuôi Đồng Nai trước lệnh di dời: Chuyển hướng sang chăn nuôi sạch, VietGAP (Bài 3)

Nha Mẫn Thứ tư, ngày 19/04/2023 09:51 AM (GMT+7)
Đứng trước áp lực về việc phải di dời hơn 3.000 cơ sở chăn nuôi nằm xen kẽ trong khu dân cư theo quyết định của UBND tỉnh Đồng Nai, nhiều hộ nông dân tại Đồng Nai đã chọn hướng ứng dụng công nghệ sinh học, chuyển sang chăn nuôi sạch theo tiêu chuẩn VietGAP…
Bình luận 0

Chuyển hướng chăn nuôi sạch 

Trước nguy cơ ngành chăn nuôi gây ảnh hưởng đến môi trường, thời gian qua, người chăn nuôi tại các địa phương trên toàn tỉnh Đồng Nai đã chủ động định hướng chăn nuôi tham gia bảo vệ môi trường.  Vấn đề này được sự đồng thuận, hỗ trợ từ chính quyền địa phương.

Vừa thua lỗ vừa lo chuyện di dời (Bài cuối): Phát triển chăn nuôi sạch để giữ môi trường xanh - Ảnh 1.

Nông dân dùng men IMO xử lý chất thải trong chăn nuôi. Ảnh: Tuệ Mẫn

Cụ thể, tại huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai), vài năm qua phần lớn các cơ sở chăn nuôi đều đã áp dụng xử lý chất thải bằng hầm khí biogas. Nước thải sẽ chảy qua bể lắng lọc rồi ngấm xuống đất hoặc thải ra môi trường; phân lợn thu gom ủ hoai bón cây trồng hoặc bán cho cơ sở sản xuất phân bón.

Các cơ sở chủ yếu sử dụng nước men vi sinh IMO tự chế để phun xịt khử mùi hôi trong chuồng trại, sử dụng chất thải tạo phân bón để giảm ô nhiễm môi trường.Liên quan đến ứng dụng kỹ thuật IMO và MEVI vào sản xuất, nhân chuyến công tác tại huyện Vĩnh Cửu, ông Võ Văn Phi - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đánh giá, mô hình tái chế chất thải chăn nuôi thành phân bón là giải pháp bảo vệ môi trường hữu ích và bền vững, góp phần giải quyết được những vấn đề ô nhiễm môi trường.

Vừa thua lỗ vừa lo chuyện di dời (Bài cuối): Phát triển chăn nuôi sạch để giữ môi trường xanh - Ảnh 2.

Anh Hồ Tấn Lực thành công với nuôi heo hữu cơ không gây ô nhiễm. Ảnh: Tuệ Mẫn

“Nhiều trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu đã xử lý được mùi hôi nhờ sử dụng men vi sinh theo hướng dẫn của Phòng NNPTNT và Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Vĩnh Cửu. Thông qua việc dùng các ứng dụng kỹ thuật này nhiều trang trại chăn nuôi đã giảm thiểu ô nhiễm”, ông Phi nói.

Phát triển chăn nuôi quy mô lớn, tập trung

Tương tự tại huyện Cẩm Mỹ, để hạn chế ô nhiễm môi trường, huyện đã phối hợp với các cơ quan triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm, đồng thời tăng cường kiểm tra, xử lý các cơ sở chăn nuôi vi phạm về môi trường. 

"Địa phương đã chủ động cung cấp số điện thoại đường dây nóng cho người dân để ai phát hiện nước thải, khí thải từ các trang trại chăn nuôi có thể gọi điện đến số đường dây nóng báo tin. Nhận tin báo, lực lượng chức năng sẽ đến nơi ghi nhận hiện trường, lấy mẫu đi kiểm tra, cách này giúp môi trường chăn nuôi của huyện sạch hơn", đại diện Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cẩm Mỹ nói.

Vừa thua lỗ vừa lo chuyện di dời (Bài cuối): Phát triển chăn nuôi sạch để giữ môi trường xanh - Ảnh 3.

Nông dân chăn nuôi heo sạch, thu lợi cao hơn so với nuôi heo kiểu truyền thống. Ảnh: Tuệ Mẫn

Còn ở huyện Xuân Lộc, Đồng Nai các trang trại cam kết vận hành hệ thống xử lý chất thải theo quy định. Việc xử lý môi trường phải đáp ứng được tiêu chí môi trường theo chuẩn nông thôn kiểu mẫu. 

Bà Nguyễn Thị Cát Tiên, Chủ tịch UBND huyện Xuân Lộc cho biết địa phương hiện có khoảng 500 trang trại chăn nuôi quy mô lớn. 

Trong đó 100% các trại cam kết vận hành hệ thống xử lý thải theo quy định, đáp ứng tiêu chí môi trường theo chuẩn nông thôn kiểu mẫu. Ngoài ra, trang trại còn dùng năng lượng khí thải làm chất đốt, phân và nước thải dùng bón cho cây trồng vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đồng thời giúp tiết kiệm chi phí. Đặc biệt nhiều hộ chăn nuôi cũng chuyển sang chăn nuôi VietGAP và tỷ lệ cơ sở sản xuất chăn nuôi được xử lý chất thải bằng biogas hoặc các giải pháp công nghệ xử lý hiệu quả.

Song song đó nhiều trang trại trên địa bàn tỉnh cũng thực hiện chăn nuôi không thuốc kháng sinh, an toàn sinh học, truy xuất nguồn gốc…

Anh Đỗ Thế Lực, ngụ xã Ngọc Định, huyện Định Quán, Đồng Nai cho biết, khi được địa phương tuyên truyền vận động và Tập đoàn Quế Lâm đứng ra chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ giống,… anh đã mạnh dạn tham gia mô hình nuôi heo hữu cơ để đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường, tạo ra sản phẩm heo sạch.

“Tôi mạnh dạn đầu tư chuồng trại, nuôi heo nái sinh sản rồi lấy con giống để nuôi heo thịt. Tôi thấy về lâu dài, thực phẩm sạch đang có chỗ đứng vững trên thị trường nên việc gia đình anh định hướng sang nuôi heo hữu cơ là phụ hợp với thực tiễn. Hơn nữa hình thức chăn nuôi này cũng hạn chế gây ô nhiễm môi trường và không có mùi hôi”, anh Lực nói.

Vừa thua lỗ vừa lo chuyện di dời (Bài cuối): Phát triển chăn nuôi sạch để giữ môi trường xanh - Ảnh 4.

Các địa phương ở Đồng Nai luôn quan tâm đến ngành chăn nuôi. Ảnh: Tuệ Mẫn

Ông Nguyễn Anh Tân - cán bộ kỹ thuật Tập đoàn Quế Lâm cho biết, thời gian qua tập đoàn đã phối hợp xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo chuỗi liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ đối với một số sản phẩm chủ lực của tỉnh Đồng Nai. 

Tại Đồng Nai hiện tập đoàn đang phối hợp với nhiều hộ gia đình triển khai mô hình nuôi heo nái hữu cơ. Phía tập đoàn đã chuyển giao công nghệ, hướng dẫn người dân về quy trình chăm sóc, phòng bệnh cho heo. Sau khi nhân giống thì nông dân tiếp tục dùng con giống tự sản xuất ra để nuôi thịt. Một phần thức ăn, men vi sinh,… được tập đoàn và ngành nông nghiệp địa phương hỗ trợ.

“Nuôi heo sạch nông dân được lợi nhiều hơn vì hạn chế gây ô nhiễm môi trường, heo phát triển mạnh. Hơn nữa nông dân có thể dùng những thức ăn có sẵn trong vườn để làm thức ăn cho heo, tiết kiệm chi phí, kéo giảm giá thành sản xuất. Ngoài ra, heo nuôi hữu cơ sẽ cho thịt chất lượng, đảm bảo được 5 không và khi bán ra thị trường sẽ thuận lợi hơn. Đặc biệt sản phẩm heo sạch của nông dân cũng được công ty bao tiêu đầu ra nên nông dân chỉ an tâm sản xuất, nuôi đúng quy trình”, ông Tân nhấn mạnh.

Tương tự tại trang trại bò Đồng Phát ở huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai cũng chọn mô hình chăn nuôi theo hướng hữu cơ. Thức ăn của bò tại trang trại này là phụ phẩm nông nghiệp được kiểm tra kỹ lưỡng giúp bò phát triển khỏe mạnh, cho thịt thơm ngon.

“Bò Úc mà công ty chúng tôi nuôi hiện có thể lực tốt, khả năng kháng bệnh cao nên không sử dụng thuốc kháng sinh. Đồng thời, công ty đặc biệt quan tâm đến chất lượng thức ăn, nước uống cho bò để bò phát triển khỏe mạnh. Hơn nữa nhờ vậy việc chăn nuôi cũng hạn chế phát sinh gây ô nhiễm”, đại diện Công ty Chăn nuôi Đồng Phát chia sẻ.

Số liệu thống kê của Chi cục Bảo vệ môi trường, đến cuối năm 2022, Đồng Nai có 1.400 cơ sở chăn nuôi tập trung, trong đó có 1.200 cơ sở chăn nuôi gia súc và hơn 300 cơ sở chăn nuôi gia cầm.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem