Bí ẩn ngôi mộ tập thể nạn nhân "Cái chết Đen" lớn nhất Châu Âu

Trọng Hà (Theo Daily Mail) Thứ năm, ngày 14/03/2024 13:00 PM (GMT+7)
Ngôi mộ có thể chứa tới 2.000 hài cốt các nạn nhân của căn bệnh dịch hạch "Cái chết Đen" mới được phát hiện tại Châu Âu.
Bình luận 0

Các nhà khoa học mới đây đã phát hiện ra ngôi mộ tập thể lớn nhất châu Âu. Nằm tại Nuremberg, Đức, chứa xác của ít nhất 1.000 người đã chết vì dịch hạch hay còn gọi là đại dịch Cái chết đen, gây tử vong cho tới 60 phần trăm dân số châu Âu.

Được miêu tả là một phát hiện có ý nghĩa quốc gia, các chuyên gia cho rằng những xác này được chôn cất vào nửa đầu của thế kỷ 17 sau một làn sóng dịch hạch lớn. Trong hàng trăm năm, nguyên nhân gây ra bệnh dịch hạch vẫn là điều bí ẩn và thậm chí nó bị che giấu trong những điều mê tín dị đoan. Nhưng dưới sự phát triển của khoa học, sự ra đời của kính hiển vi cuối cùng đã làm tiết lộ thủ phạm thực sử của căn bệnh chết người này. Năm 1894, Alexandre Yersin đã phát hiện ra loài vi khuẩn gây bệnh dịch hạch đó là Yersinia pestis.

Bí ẩn ngôi mộ tập thể nạn nhân "Cái chết Đen" lớn nhất Châu Âu

Bí ẩn ngôi mộ tập thể nạn nhân "Cái chết Đen" lớn nhất Châu Âu - Ảnh 1.

Những nhà nghiên cứu tại hiện trường mộ tập thể của 2.000 người chết vì dịch hạch. Ảnh: Daily Mail.

Bí ẩn ngôi mộ tập thể nạn nhân "Cái chết Đen" lớn nhất Châu Âu - Ảnh 2.

Ngôi mộ tập thể này được xác định là lớn nhất tại Châu Âu. Ảnh: Daily Mail.

Những người bị bệnh chết một cách nhanh chóng và đau đớn sau một cơn sốt cao, buồn nôn, đau đầu, mê sảng và nổi mụn nước khắp người. Thị trưởng Nuremberg Marcus König cho biết đây là một phát hiện lớn đối với khu vực.

"Các mảnh đất chứa hài cốt của trẻ em và người già, cả nam và nữ, cho thấy dịch bệnh không phân biệt giới tính, tuổi tác hoặc địa vị xã hội. Phát hiện có ý nghĩa lịch sử và khảo cổ học này phải được xử lý một cách nhạy cảm và phù hợp", ông nói.

Melanie Langbein, từ sở bảo tồn di tích của Nuremberg, cho biết đã xác định được tám hố chôn nạn nhân dịch hạch, mỗi hố chứa một vài trăm xác.

"Những người này không được chôn cất trong một nghĩa trang tử tế, mặc dù trước đó có những nghĩa trang dành riêng cho nạn nhân dịch hạch ở Nuremberg. Điều này có lẽ do một số lượng lớn người chết cần phải được chôn cất trong một thời gian ngắn mà không thể tuân thủ các phong tục tang lễ Kitô giáo", Langbein nói với CNN. Được biết, không ít hài cốt đã bị hỏng do bom đạn rơi xuống khu vực trong Thế Chiến II.

Những hài cốt khác có màu xanh do chất thải từ một nhà máy đồng láng giềng được tiêu hủy tại hiện trường. Một số xác được mặc quần áo hoặc được bọc trong vải khi chôn cất nhưng nhìn chung chúng được nhồi nhét vào không gian chôn cất, phản ánh sự tỷ lệ tử vong cao từ căn bệnh "án tử" này.

Mộ tập thể này được khai quật trong quá trình khai quật trước sự xây dựng một nhà dưỡng lão mới tại Nuremberg. Mặc dù đã tìm thấy 500 bộ xương, một chuyên gia nghĩ rằng có thể có tới 2.000 hoặc thậm chí nhiều hơn.

Bí ẩn ngôi mộ tập thể nạn nhân "Cái chết Đen" lớn nhất Châu Âu - Ảnh 3.

Cái chết Đen đã cướp đi sinh mạng của khoảng 50 triệu người tại Châu Âu. Ảnh: Daily Mail.

"Tôi nghĩ con số hài cốt phải lên tới 2.000 hoặc thậm chí cao hơn, nó sẽ trở thành mộ tập thể lớn nhất tại châu Âu", Julian Decker, người điều hành của công ty In Terra Veritas đang tiến hành khai quật nói.

Dịch hạch tấn công thế giới trong ba làn sóng từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 19 và đã giết chết hàng chục triệu người.

Làn sóng đầu tiên, gọi là Cái chết Đen ở châu Âu, diễn ra từ năm 1347 đến năm 1351, trong khi làn sóng thứ hai vào thế kỷ 16 chứng kiến sự xuất hiện của một dạng mới của căn bệnh và lan rộng ra vào cuối thế kỷ 19 tại châu Á.

Nuremberg chịu đợt bùng phát dịch hạch khoảng mỗi 10 năm một lần từ thế kỷ 14 trở đi, tạo ra một thách thức để xác định niên đại chính xác các hài cốt mới được tìm thấy. Phương pháp đo tuổi Carbon-14 đã được sử dụng để định tuổi một hố chôn cất từ cuối thế kỷ 15 đến đầu thế kỷ 17.

Tuy nhiên, các chuyên gia đã phát hiện ra một ghi chú từ năm 1634 mô tả một đợt dịch hạch tại đây đã giết chết hơn 15.000 người từ năm 1632 đến năm 1633. Điều này dẫn họ kết luận rằng những nạn nhân này có thể được chôn cất vào khoảng 1632-1633.

Bệnh dịch hạch là dạng bệnh dịch hạch phổ biến nhất và lây lan qua vết cắn của bọ chét bị nhiễm bệnh. Nhiễm trùng lây lan đến các tuyến miễn dịch gọi là hạch bạch huyết, khiến chúng sưng lên, đau đớn và có thể tiến triển thành vết loét hở. Việc lây truyền bệnh dịch hạch từ người sang người rất hiếm và thường lây truyền từ động vật.

Nếu bệnh dịch hạch lây nhiễm vào phổi - do sự tiến triển của dạng mụn nước trong cơ thể hoặc do lây nhiễm từ hơi thở của bệnh nhân hoặc động vật bị nhiễm bệnh - thì nó được gọi là bệnh dịch hạch thể phổi.

Trong lịch sử, bệnh dịch hạch là nguyên nhân gây ra đại dịch lan rộng với tỷ lệ tử vong cao.

Những người bị nhiễm bệnh dịch hạch thường phát triển bệnh sốt cấp tính với các triệu chứng toàn thân không đặc hiệu khác sau thời gian ủ bệnh từ một đến bảy ngày, chẳng hạn như sốt đột ngột, ớn lạnh, đau nhức đầu và cơ thể, suy nhược, nôn mửa và buồn nôn.

Nó được gọi là "Cái chết đen" trong thế kỷ 14, khiến hơn 50 triệu người thiệt mạng ở châu Âu.

Ngày nay, bệnh dịch hạch có thể được điều trị dễ dàng bằng thuốc kháng sinh và sử dụng các biện pháp phòng ngừa tiêu chuẩn để ngăn ngừa nhiễm trùng.

Là một bệnh động vật, bệnh dịch hạch được tìm thấy ở tất cả các châu lục, ngoại trừ Châu Đại Dương. Có nguy cơ xảy ra bệnh dịch hạch ở người ở bất cứ nơi nào có sự hiện diện của các ổ bệnh dịch hạch tự nhiên và dân số con người cùng tồn tại.

Dịch bệnh dịch hạch đã xảy ra ở Châu Phi, Châu Á và Nam Mỹ, nhưng kể từ những năm 1990, hầu hết các ca bệnh ở người đều xảy ra ở Châu Phi.

Ba quốc gia lưu hành nhiều nhất là Cộng hòa Dân chủ Congo, Madagascar và Peru. Ở Madagascar, các trường hợp mắc bệnh dịch hạch được báo cáo gần như hàng năm, từ tháng 9 đến tháng 4.

WHO không khuyến nghị tiêm chủng, ngoại trừ các nhóm có nguy cơ cao (chẳng hạn như nhân viên phòng thí nghiệm thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm và nhân viên y tế).

Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem