Bí ẩn ở Vũ Hán: Không quân phá núi xây nhà, phát hiện điều khác thường

Thứ sáu, ngày 13/03/2020 19:30 PM (GMT+7)
Có hàng chục ngàn di tích văn hóa ở Hồ Bắc, Trung Quốc. Tuy nhiên, để nói về các di tích lịch sử và văn hóa nổi tiếng nhất ở Hồ Bắc, không thể không nhắc tới ngôi mộ cổ ở Vũ Hán dưới đây bởi tính "dị biệt" và khó khăn bậc nhất trong quá trình khai quật.
Bình luận 0

Theo Công ước Di sản Thế giới: Di sản văn hóa hữu hình là "di sản văn hóa" truyền thống, bao gồm các di tích lịch sử, các tòa nhà lịch sử và các di tích văn hóa của con người.

Có hàng chục ngàn di tích văn hóa ở Hồ Bắc, Trung Quốc. Chúng ta được biết đến, quê hương của thầy thuốc danh tiếng thời cổ đại Lý Thời Trân, cũng như các thành phố cổ Kinh Châu (Jingzhou) và Tương Dương (Xiangyang), đại diện cho văn hóa Tam Quốc. Đó là những di sản văn hóa mà tỉnh Hồ Bắc tự hàon sở hữu. Tuy nhiên, để nói về các di tích lịch sử và văn hóa nổi tiếng nhất ở Hồ Bắc, không thể không nhắc tới ngôi mộ cổ ở Vũ Hán dưới đây!

img

Phát hiện đất lạ, nghi ngờ có cổ mộ nhưng không được chú ý

Vào tháng 9 năm 1977, để mở rộng doanh trại, Cục Sửa chữa Radar Hậu cần của Không quân Vũ Hán đã đến một ngọn núi có tên Dongtuanpo ở huyện Tùy (Sui), thành phố Tùy Châu (Sui Zhou). Khi những người lính phá ngọn núi bằng chất nổ, họ bất ngờ tìm thấy một lớp đất nâu có màu khá khác so với mặt đất.

Vào thời điểm đó, Vương Gia Quý (Wang Jiagui), Cục phó của cục Radar hậu cần vốn đã có kiến thức về khảo cổ nhất định. Khi nhìn thấy một khu đất rộng lớn với màu sắc bất thường như vậy, anh ta ngay lập tức nghi ngờ rằng có một ngôi mộ cổ quy mô lớn bên dưới, nên đã báo cáo ngay tình hình cho Ủy ban cách mạng huyện Tùy.

Tuy nhiên, chính quyền huyện khi đó đã không coi trọng báo cáo của Vương Gia Quý. Lúc đầu, họ chỉ cử một chuyên gia tham gia vào công việc kiểm tra. Tuy nhiên, do phán đoán sai của chuyên gia, người ta đã xác định rằng không có ngôi mộ cổ ở đây, nên đơn vị của Vương Gia Quý được tiếp tục công tác xây dựng.  

Vào đầu năm sau, một số lượng lớn các phiến đá đa giác không đều được khai quật liên tiếp trên công trường, và Trịnh Quốc Hiền (Zheng Guo Xian), Cục trưởng cục Radar một lần nữa yêu cầu mọi người báo cáo tình hình cho Bảo tàng Văn hóa huyện. Nhưng không ngờ sự việc lần này vẫn không nhận được sự quan tâm nào.

Sau tháng hai, khi một lượng lớn đất nâu bị máy ủi đẩy đi, một phiến hình chữ nhật lớn có chiều dài hơn 2 mét và chiều rộng hơn 1 mét lộ diện! Nhận thức sâu sắc về tình hình nghiêm trọng, Trịnh Quốc Hiền và Vương Gia Quý ngay lập tức ra lệnh chấm dứt mọi hoạt động xây dựng và báo cáo ngay lập tức.

Đội thám hiểm được thành lập, các nhà khảo cổ dần dần nản lòng

Vào ngày 10 tháng 3, một đô thám hiểm nhỏ được thành lập. Chín ngày sau, Đàm Duy Tứ (Tan Weisi), khi đó là Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Hồ Bắc kiêm lãnh đạo nhóm khảo cổ, đã dẫn hai kỹ thuật viên đến hiện trường và bắt đầu một cuộc khai quật ngôi mộ cổ vào ngày hôm sau.

img

Điều tra sơ bộ cho thấy thực sự có một ngôi mộ trong khu vực khoanh vùng, và cấu trúc lăng mộ là một ngôi mộ với miệng thẳng đứng. Huyệt mộ có kích thước dài 21m, rộng 6.58m, tổng diện tích gần 140m2. Một ngôi mộ lớn có kích thước này phải có địa vị xã hội cao, vì vậy phải có rất nhiều cổ vật quý giá trong ngôi mộ! Điều này tiếp thêm năng lượng cho tất cả các nhà khảo cổ học. Tuy nhiên, không ai ngờ rằng một chậu nước lạnh sẽ nhanh chóng dập tắt sự nhiệt tình của họ.

Các nhà khảo cổ tìm thấy dấu vết đào bới trong hầm mộ. Điều đó có nghĩa là hơn một nửa các ngôi mộ trong hầm mộ này đã bị giới đạo mộ sờ tới. Ngoài ra, bên trong mộ thất đầy nước đọng, và độ sâu của nước đạt tới 3 mét! Do công việc thoát nước và loại bỏ bùn khó khăn, nhóm khảo cổ dần dần chán nản, và công việc khai quật tạm thời bị đình trệ.

Mộ cổ lộ diện, chủ nhân là quốc quân Tăng quốc   

May mắn thay, với sự làm việc chăm chỉ của các nhà khảo cổ, họ vẫn đạt được kết quả tuyệt vời!

Khi mực nước trong mộ thất hạ thấp, nhiều kho báu kỳ lạ đã lộ thiên. Các nhà khảo cổ thấy rằng các di tích văn hóa vẫn còn đó, chưa bị những kẻ đạo mộ lấy đi. Sự nhiệt tình của đội khảo cổ đã tăng lên ngay lập tức.

Sau đó, qua tìm hiểu người ta mới vỡ lẽ rằng sau khi ngôi mộ cổ bị đóng cửa, có một lượng lớn nước ngầm xâm nhập, vì vậy các kho báu trong lăng mộ do ngâm trong nước, vẫn giữ được độ sáng bóng dù không có dưỡng khí. Khi những kẻ cướp mộ tìm vào, chúng thấy nước ngập khá cao nên không dám mạo hiểm. Đó là lý do các cổ vật trong ngôi mộ vẫn được bảo toàn. 

img

Sau khi công việc khai quật hoàn thành, ước tính có tới 15.000 cổ vật được khai quật trong lăng mộ. Số lượng chúng rất hiếm ở Trung Quốc và nước ngoài. Nhiều nhạc cụ, đồ dùng nghi lễ, hũ đựng, binh khí, đồ dùng xe ngựa và trang sức bằng ngọc và vàng được tìm thấy.

Trong số nhiều kho báu, nổi bật nhất là một bộ chuông có tổng trọng lượng 2.567 kg. Đây là bộ chuông phong phú nhất, được bảo quản tốt nhất và chất lượng cao nhất được khai quật ở Trung Quốc. Đó là một cổ vật đáng kinh ngạc. Nó có thể được gọi là đỉnh cao của nhạc cụ bằng đồng trong thời Chiến Quốc, và được gọi là "kho báu của đất nước"!

 Với một loạt những cổ vật đáng giá như vậy, danh tính của chủ sở hữu ngôi mộ về cơ bản được đưa ra lúc đó, ít nhất phải là một nhân vật đặc biệt của chư hầu nhà Chu.   

Sau khi các nhà khảo cổ làm sạch căn phòng nơi đặt quan tài bằng gỗ sơn mài của chủ mộ, họ tìm thấy một lưỡi mác bằng đồng có khắng dòng chữ “Tăng Hầu Ất tẩm qua”. Vì vậy, các chuyên gia đã suy luận rằng tên của chủ mộ là Ất, quốc vương của Tăng quốc – một trong các nước chư hầu nhà Chu thời xuân thu.

Sau đó, các chuyên gia đã khai quật được cổ vật dùng trong nghi lễ bằng đồng trong lăng mộ, tất cả đều có khắc dòng chữ “Tăng hầu ất”, thậm chí một số vũ khí cũng có khắc dòng chữ này. Với bằng chứng thuyết phục như vậy, chủ sở hữu ngôi mộ chắc chắn là quốc vương Tăng quốc, Tăng Hầu Ất (Zeng Houyi)

img

S.S (sohu)
Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem