Bị cáo Nguyễn Văn Dương: 'Không nhớ hết những nguồn tiền đã sử dụng'

Thanh Xuân – Ngô Hùng Thứ hai, ngày 19/11/2018 10:53 AM (GMT+7)
Khi được HĐXX hỏi sử dụng nguồn tiền có được nhờ phát hành game chơi bài online Rikvip làm gì vì tiền nộp khắc phục hậu quả rất nhỏ so với số tiền thu được, bị cáo Nguyễn Văn Dương khai nhận là không thể nhớ hết, “vì có rất nhiều khoản đầu tư vào hóa trang, nghiệp vụ”.
Bình luận 0

Sáng nay, tiếp tục phần xét hỏi với bị cáo Nguyễn Văn Dương về việc xin cấp phép trò chơi trên mạng, Nguyễn Văn Dương cho biết: Trong quá trình làm nhiệm vụ, bị cáo đang thực hiện xin giấy phép. Dương cho biết mình là người trực tiếp xin cấp phép, còn C50 đề nghị hỗ trợ thí điểm lưu hành game này. Người đứng ra đề nghị hỗ trợ thí điểm chính là ông Nguyễn Thanh Hóa.

img

Thời điểm C50 đồng ý làm văn bản gửi sang Bộ TTTT cấp phép cho game chơi bài online Rikvip, Dương cho biết là vào đầu năm 2016. Người ký văn bản gửi sang Bộ TTTT xin cấp phép cho game chơi bài khi đó là Trung tướng Phan Văn Vĩnh.

Khi nghe HĐXX hỏi: Bị cáo Phan Văn Vĩnh có biết bị cáo đang hợp tác phát hành game không, Nguyễn Văn Dương trả lời: Tôi nghĩ là anh Vĩnh không biết.

HĐXX hỏi tiếp: Bộ TTTT có cấp phép cho game này không? – Dương cho biết Bộ TTTT có hướng dẫn thủ tục cần thiết để công ty làm trình tự thủ tục cấp phép. Tuy nhiên, Nghị định 71 đang sửa đổi nên Bộ TTTT đang chờ sửa Nghị định nên chưa cấp phép.

HĐXX: Tại sao chưa được Bộ TTTT phê duyệt mà vẫn vận hành game bị cáo thấy thế nào? – “Đó là hành vi vi phạm pháp luật”, Dương thừa nhận.

HĐXX: Nếu công ty của bị cáo không của Bộ Công an, bị cáo có làm không? – “Thời điểm đó, game hoạt động rất phổ biến. Công ty CNC có rất nhiều báo cáo và đề xuất xử lý. Tôi được biết, khi đó cả C50 và nhiều đơn vị khác chưa có chế tài xử lý. Tôi cũng muốn thực hiện để tham gia hóa trang, tham mưu, báo cáo cho C50 để có biện pháp xử lý nên mới tiếp tục cho hoạt động game này”, Dương khai tiếp.

Khi được hỏi ai là người yêu cầu dừng phát hành game vào tháng 8.2016, Dương cho biết đó là ý kiến của C50 vì nhậy cảm và lộ công tác bí mật.

HĐXX: Bị cáo có trao đổi với Phan Sào Nam là dừng lại không?

Nguyễn Văn Dương: Công ty CNC là công ty nghiệm vụ bí mật, không muốn cho người khác biết, để lộ công tác bí mật nên có bảo dừng lại.

Sau khi ngừng hoạt động vào tháng 8.2016, Dương cho biết đã thay đổi tên pháp nhân và hệ thống game hợp tác để đảm bảo công tác bí mật.

Về sự giúp đỡ của bị cáo Hóa, Dương thừa nhận có và nghĩ C50 cũng muốn có hoạt động kinh doanh trên mạng để nắm bắt được các hình thức hoạt động của tội phạm sử dụng công nghệ cao.

Khi được hỏi có nhận thức về hành vi rửa tiền hay không, Dương khai nhận: Tội danh tổ chức đánh bạc, tôi không có ý kiến gì nhiều. Còn với rửa tiền, với người dân Việt Nam chưa phổ biến, tôi không nhận thức được.

HĐXX: Bị cáo cho biết, số tiền được hưởng lợi bao nhiêu?

Nguyễn Văn Dương trả lời: Sau khi được anh Phan Sào Nam xác nhận. Trong quá trình hoạt động ở CNC thì còn nhiều khoản nữa nhưng khi có kế toán xác nhận tôi tôn trọng khoản tiền đó.

HĐXX: Bị cáo sử dụng nguồn tiền này làm gì vì nộp lại khắc phục hậu quả rất nhỏ?

Bị cáo Nguyễn Văn Dương trả lời: Tôi không nhớ hết, vì có những khoản đầu tư rất lớn vào hóa trang, nghiệp vụ nên không thể nắm rõ được.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem