Bí quyết dùng lưỡi lam hái chè Ô long

Phúc Nguyên (Theo VTC16) Thứ ba, ngày 15/03/2016 06:15 AM (GMT+7)
“Khi thu hái, người hái sẽ dùng lưỡi lam gắn vào tay để hái chè với mục đích giúp cuống chè không bị dập, làm giảm nguy cơ bệnh nấm mốc trên cây chè”, anh Hậu bật mí.
Bình luận 0

Nhờ áp dụng biện pháp thâm canh cân đối theo tiêu chuẩn VietGap, nhiều vùng chè Ô Long ở Mộc Châu, Sơn La đã giảm đáng kể nguồn vốn đầu tư, tăng rõ rệt lợi nhuận.

Việc thu hái chè đúng thời vụ sẽ tạo ra hương vị đặc trưng cho sản phẩm chè Ô Long. Tại đây, anh Nguyễn Phú Hậu (một người trồng chè có kinh nghiệm tại Mộc Châu, Sơn La) sẽ tiến hành thu hái định kỳ 1 năm 4 lứa, cách làm này nhằm giúp cho cây chè có thời gian để hồi phục, phát triển từ từ.

Trong điều kiện búp chè lên chậm, cũng đồng nghĩa với việc hàm lượng các chất trong búp chè tăng cao, và thời gian cách ly hóa chất với thời điểm thu hoạch được kéo dài.

Đặc biệt, anh Hậu chia sẻ, khi hái chè điều quan trọng nhất là không để cuống chè bị dập. Vì nếu cuống chè bị dập sẽ làm giảm chất lượng chè và bệnh hại dễ lây nhiễm trên cây.

“Thu hoạch chè Ô long theo công thức một tôm 3 lá. Khi thu hoạch, người hái chỉ thu hoạch khoảng 70% sản lượng, còn 30% sản lượng để lại trên cánh đồng. Số chè để lại trên cánh đồng nhằm để cho sâu và rầy xanh ăn trên lá. Đến một thời điểm nhất định sẽ xuất hiện trứng rầy trên lá thì người trồng dùng máy cắt cắt đi, sau đó tưới nước để trứng rầy bị thối”, anh Hậu chia sẻ.

“Khi thu hái, người hái sẽ dùng lưỡi lam gắn vào tay để hái chè mục đích giúp cuống chè không bị dập, làm giảm nguy cơ bệnh nấm mốc trên cây chè”, anh Hậu bật mí.

img

Ảnh minh họa

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem