Bình Dương lý giải nguyên nhân 4 dự án đầu tư công tăng vốn thêm hàng nghìn tỷ đồng

Trần Khánh Thứ sáu, ngày 21/07/2023 06:42 AM (GMT+7)
4 dự án đầu tư công của Bình Dương sẽ được xem xét, điều chỉnh chủ trương đầu tư. Tổng vốn đầu tư điều chỉnh tăng lên đến hàng nghìn tỷ đồng, thời gian thực hiện cũng kéo dài hơn.
Bình luận 0

Theo nội dung Tờ trình số 3381 của UBND tỉnh Bình Dương về Quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh được trình tại Kỳ họp thứ 11 - HĐND tỉnh Bình Dương khóa X, ngày 20/7, bốn dự án đầu tư công sẽ điều chỉnh chủ trương đầu tư.

4 dự án đầu tư công sẽ điều chỉnh tăng vốn

Theo UBND tỉnh Bình Dương, các dự án điều chỉnh bao gồm: Dự án Xây dựng cầu bắc qua sông Đồng Nai (cầu Bạch Đằng 2); Dự án Nâng cấp, mở rộng đường ĐT.746 đoạn từ ngã ba Tân Thành đến ngã ba Hội Nghĩa; Dự án Đường trục chính Đông Tây đoạn từ Quốc lộ 1A; và Dự án đường Mỹ Phước - Tân Vạn nối dài.

Tờ trình về Quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh được trình tại Kỳ họp thứ 11 - HĐND tỉnh Bình Dương khóa X. Ảnh: T.L

Tờ trình về Quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh được trình tại Kỳ họp thứ 11 - HĐND tỉnh Bình Dương khóa X. Ảnh: T.L

Dự án Xây dựng cầu bắc qua sông Đồng Nai (cầu Bạch Đằng 2) đã được HĐND tỉnh Bình Dương phê duyệt chủ trương đầu tư năm 2017.

Theo Trung tâm Phát triển quỹ đất TP.Tân Uyên, tổng chi phí bồi thường cho Dự án 1 (Xây dựng cầu bắc qua sông Đồng Nai) khoảng hơn 261,8 tỷ đồng. Chi phí này đã vượt tổng mức đầu tư của dự án, và vượt tổng mức đầu tư theo chủ trương được duyệt.

Đối với dự án 2 (Xây dựng cầu vượt sông Đồng Nai), theo chủ trương đầu tư được duyệt, cơ cấu tổng mức đầu tư dự án 2 không có chi phí giải phóng mặt bằng.

Tuy nhiên, theo các Quyết định phê duyệt dự án của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng là hơn 65,8 tỷ đồng. Do đó, cập nhật chi phí giải phóng mặt bằng theo các quyết định phê duyệt.

Cầu Bạch Đằng 2 bắc qua sông Đồng Nai nối huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) và TP.Tân Uyên (tỉnh Bình Dương). Ảnh: T.L

Cầu Bạch Đằng 2 bắc qua sông Đồng Nai nối huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) và TP.Tân Uyên (tỉnh Bình Dương). Ảnh: T.L

Theo chủ trương được duyệt, thời gian thực hiện dự án là năm 2018-2021. Thế nhưng, công tác giải phóng mặt bằng không được thuận lợi, do phê duyệt đơn giá đất để bồi thường chậm.

Hiện Trung tâm Phát triển quỹ đất TP.Tân Uyên đang hoàn chỉnh phương án bồi thường, hỗ trợ đối với các hộ bị ảnh hưởng. Dự kiến, quý III/2023 sẽ có mặt bằng bàn giao thi công công trình.

Theo đó, Dự án Xây dựng cầu bắc qua sông Đồng Nai được đề nghị điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án từ 658 tỷ đồng thành 819 tỷ đồng (Dự án 1: 328 tỷ đồng; Dự án 2: 491 tỷ đồng). Thời gian hoàn thành được điều chỉnh đến năm 2024.

Có dự án Bình Dương điều chỉnh chủ trương đầu tư vì TP.HCM chưa thực hiện

Về Dự án Đường trục chính Đông Tây đoạn từ Quốc lộ 1A (Bến xe Miền Đông mới - TP.HCM) đến giáp đường Quốc lộ 1K, Bình Dương cho biết dự án này bổ sung đoạn vuốt nối từ phạm vi ranh giữa Đường trục chính Đông Tây và dự án Mở rộng Xa lộ Hà Nội (giai đoạn 2) đến mặt đường hiện hữu Xa lộ Hà Nội; và đầu tư hoàn chỉnh hệ thống chiếu sáng, biển báo… từ nguồn vốn ngân sách tỉnh.

Nguyên nhân điều chỉnh chủ trương đầu tư, do giai đoạn 2 phía TP.HCM thực hiện, nhưng TP.HCM chưa thực hiện nên không thể kết nối ra Xa lộ Hà Nội.

Tại thông báo số 198 về kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh, phía Bình Dương sẽ đền bù và thi công đấu nối 3 tuyến đường từ TP.Dĩ An vào Xa lộ Hà Nội; trong đó có công trình Đường trục chính Đông Tây đoạn từ Quốc lộ 1A đến giáp đường Quốc lộ 1K.

Để thực hiện việc đền bù và thi công đấu nối vào Xa lộ Hà Nội, cần thiết phải điều chỉnh chủ trương đầu tư, làm cơ sở điều chỉnh dự án đã được phê duyệt. Dự án cũng được đề nghị điều chỉnh thời gian thực hiện đến 2025.

Dự án đường Mỹ Phước - Tân Vạn nối dài được đề nghị điều chỉnh tổng mức đầu tư từ 119 tỷ đồng thành 190 tỷ đồng. Ảnh minh họa: Trần Khánh

Dự án đường Mỹ Phước - Tân Vạn nối dài được đề nghị điều chỉnh tổng mức đầu tư từ 119 tỷ đồng thành 190 tỷ đồng. Ảnh minh họa: Trần Khánh

Dự án đường Mỹ Phước - Tân Vạn nối dài được đề nghị điều chỉnh tổng mức đầu tư từ 119 tỷ đồng thành 190 tỷ đồng. Trong đó nguồn vốn Trung ương là 84 tỷ đồng, ngân sách tỉnh là 106 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án điều chỉnh là năm 2018-2025.

Cũng theo Thông báo số 198 của UBND tỉnh Bình Dương, địa phương sẽ đền bù và thi công phần đấu nối 3 tuyến đường từ TP.Dĩ An vào Xa lộ Hà Nội, trong đó có đường Mỹ Phước - Tân Vạn nối dài.

Dự án Nâng cấp, mở rộng đường ĐT.746 đoạn từ ngã ba Tân Thành đến ngã ba Hội Nghĩa, được đề nghị điều chỉnh tổng mức đầu tư từ hơn 1.492,4 tỷ đồng thành 3.100 tỷ đồng. Thời gian thực hiện từ năm 2021-2026.

Nguyên nhân kinh phí đội lên hơn 1.500 tỷ đồng do tổng kinh phí bồi thường cho dự án đã hơn 2.054,3 tỷ đồng, vượt so với chủ trương đầu tư phê duyệt năm 2019 của HĐND tỉnh Bình Dương.

Phần chi phí xây dựng, theo chủ trương đầu tư được duyệt là hơn 423 tỷ đồng. Tuy nhiên, khi thiết kế bản vẽ thi công - dự toán, chi phí xây dựng công trình đội lên là hơn 489,6tỷ đồng. Phần vốn xây lắp của doanh nghiệp phát sinh là hơn 6,1 tỷ đồng; tổng chi phí xây lắp tăng thêm hơn 72,6 tỷ đồng.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem